| Hotline: 0983.970.780

Bộ kêu thiếu giáo viên, cử nhân sư phạm đắng lòng

Thứ Sáu 30/08/2013 , 09:52 (GMT+7)

“Thiếu, nhưng chúng tôi phải vật vã lắm mới được làm nghề, phải mất tiền 'mua' chỗ đứng trên bục giảng.”

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, năm học mới 2013-2014, toàn ngành thiếu khoảng 27.000 giáo viên. Theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, số này đã giảm hơn so với các năm trước, nghĩa là những năm trước đây, lượng giáo viên thiếu còn lớn hơn.

Con số trên đáng lẽ phải là niềm vui với những cử nhân sư phạm vì cơ hội nghề nghiệp rộng mở, nhưng trên thực tế, nó lại khiến nhiều người tủi lòng.

Cô Thanh, một giáo viên dạy địa cười buồn bảo: “Thiếu, nhưng chúng tôi phải vật vã lắm mới được làm nghề, phải mất tiền 'mua' chỗ đứng trên bục giảng.”


Ngành giáo dục hiện đang thiếu hàng chục nghìn giáo viên. (Ảnh minh họa)

Tốt nghiệp sư phạm chuyên ngành địa lý đúng thời điểm mà khắp các trường phổ thông ở địa phương mình đều thiếu giáo viên dạy môn này, nhưng hồ sơ của cô Thanh vẫn bị trả lại với lý do không có chỉ tiêu biên chế.

Do không đủ giáo viên, các trường nhận Thanh dạy hợp đồng với số tiền vỏn vẹn 7.000 đồng một tiết học. Tuy ít ỏi nhưng “đắt sô” ở nhiều trường cùng lúc nên thu nhập của cô cũng được dăm trăm nghìn mỗi tháng. “Tôi cũng không hiểu sao các trường không có giáo viên nhưng tôi lại không được nhận,” cô Thanh băn khoăn.

Rồi một ngày, cô được hiệu trưởng gọi lên cho nghỉ dạy vì đã có giáo viên biên chế môn địa về trường. Cứ thế, khu vực “thâm canh” của cô thu hẹp dần và thất nghiệp.

Để trang trải cuộc sống, cô phải làm thêm rất nhiều việc từ khâu nón, đan mây tre và cũng quần quật với ruộng đồng như bất cứ người nông dân nào.

“Cuối cùng, một người bà con giới thiệu mối cho tôi vào trường này. Tuy phải chạy vạy mất mấy chục triệu đồng nhưng đổi lại, tôi được biên chế chính thức, không phải lo ngay ngáy rằng ngày mai liệu mình có còn được đứng lớp hay không,” cô Thanh chia sẻ.

Giống như Thanh, cô Thắm, giáo viên một trường tiểu học ở Thái Bình cũng đã phải mất hai năm lay lắt làm một công nhân ngành may mới có cơ hội được làm đúng nghề mà mình theo học.

Còn với Hoàng Thị Trà, quê Cao Bằng, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Anh đã hai năm nay, sẵn sàng đi vùng xa nhưng công việc hiện tại của cô là dạy gia sư tại nhà cho các em học sinh cấp 1.

Trường hợp của Trà không có gì đặc biệt vì tại Thanh Hóa, thống kê của tỉnh này cho thấy đến tháng 2/2013 còn có đến 3.762 người học sư phạm ra nhưng không có việc làm, cho dù, theo ông Hoàng Đức Minh, Thanh Hóa hiện thiếu khoảng 1.000 giáo viên.

Nếu tính trên cả nước sẽ có cả chục nghìn nhân lực sư phạm đang thất nghiệp hay phải đi đường vòng để được làm nghề, phải “chạy” để được làm thầy.

Những ngóc ngách, khuất tất trong việc xin-cho biên chế ở ngành giáo dục mới đây đã gây “rúng động” cả nước khi riêng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy đã “khui” ra tới 300 giáo viên được ký hợp đồng, biên chế sai nguyên tắc. Trong số này nhiều người đã phải bán cả trâu, bò, lợn, gà, nhà cửa và vườn tược để lo lót được một suất vào biên chế, dù chấp nhận cắm bản vùng sâu.

Trước những thực tế trên thì thông tin về việc ngành giáo dục “khát” nhân lực, nói như Hoàng Thị Trà, chỉ làm cho cử nhân sư phạm thêm đắng lòng.

Theo (Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm