| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT hành trình về nguồn

Chủ Nhật 13/11/2022 , 11:38 (GMT+7)

Dưới sự đùm bọc, chở che của đồng bào tỉnh Tuyên Quang, Bộ Canh nông đã vượt qua muôn vàn gian khó, thi đua tăng gia sản xuất phục vụ kháng chiến kiến quốc.

Kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14/11/1945 - 14/11/2022, sáng 13/11, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông, thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Cách đây 77 năm về trước, ngày 14/11/1945, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết nghị thành lập Bộ Canh nông (nay là Bộ NN-PTNT) để chăm lo, chỉ đạo, phát triển nền nông, lâm nghiệp nước nhà.

Ngày 18/6/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 890/QĐ-TTg lấy ngày 14/11 hằng năm là "Ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam" nhằm tôn vinh và khảng định vai trò của sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước.

Khu di tích Quốc gia Bộ Canh nông là nơi ở và làm việc của các vị lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Bộ Canh nông trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1952 đến năm 1954).

Tại nơi đây, dưới sự đùm bọc, chở che của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, cán bộ Bộ Canh nông đã vượt qua muôn vàn gian khó, luôn đoàn kết, không ngừng sáng tạo để tham mưu cho chính phủ kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và phát động các phong trào thi đua “tăng gia sản xuất” phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc giành thắng lợi.

Đặc biệt là việc đề ra những chủ trương, xây dựng và hướng dẫn nông dân cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, giảm bớt thời gian canh tác và công lao động, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong gia súc, gia cầm, vận động nhân dân ăn ở vệ sinh đảm bảo sức khỏe. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Bộ Canh nông rời thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn về cùng với Chính phủ tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ: Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhìn lại chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, chúng ta luôn tự hào về những thành tựu mà Đất nước ta đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay. Tự hào về những đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, ngành qua các thời kỳ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cảm ơn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã gìn giữ, bảo vệ khu di tích địa điểm Bộ Canh nông từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến nay.

 

Những công lao to lớn của hàng triệu bà con nông dân, các doanh nhân nông nghiệp... góp phần tạo nên sự thay đổi vượt bậc của nông nghiệp, nông thôn nước nhà trong những năm qua; thực sự là nền tảng, trụ đỡ cho kinh tế - xã hội, đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận. (Trong ảnh: Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Tuyên Quang tặng quà, tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).

Theo Bộ trưởng, bước vào giai đoạn phát triển mới của Đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hết sức nặng nề với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Thúc đẩy mạnh mẽ việc cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Tin tưởng, với truyền thống 77 năm lịch sử vẻ vang của Ngành, với sự nỗ lực phấn đấu, chủ động, đoàn kết và sáng tạo, ngành Nông nghiệp sẽ cùng với bà con nông dân, doanh nghiệp… vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành luôn khắc ghi công lao của các thế hệ tiền nhân đi trước và những ân nghĩa sâu đậm của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang để tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.

Cũng trong buổi sáng 13/11, các đại biểu đã đến thăm khu di tích đặc biệt Tân Trào tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và dâng hương tại lán Nà Nưa. Đây là nơi Bác Hồ đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945 để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 giành chính quyền trong cả nước.

Đây cũng là nơi Bác Hồ đã có câu nói bất hủ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Đoàn đại biểu cũng đến tham quan và dâng hương tại đình Tân Trào và Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng. Đây là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17/8/1945) - Đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta.

Đình được bao bọc bởi ngọn núi Au Rừm và Khau Tâm xanh biếc. Ngay phía trước đình, dòng suối Khuôn Pén mềm mại, hiền hoà uốn lượn hình cánh cung; xa xa phía sau đình là dòng suối Khuổi Kịch trong mát tạo cho đình nét thơ mộng, hấp dẫn.

Hành trình về nguồn giúp cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước hiểu hơn về "quê hương cách mạng Tân Trào", cũng là "địa chỉ đỏ" nhằm giáo dục truyền thống cách mạng của cán bộ, người lao động toàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Phóng sự 10:18

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Tin tức thời tiết hôm nay 19/4/2024 mưa hay nắng?

Tin tức thời tiết hôm nay 19/4/2024 mưa hay nắng?

Xã hội 08:11

Dự báo thời tiết hôm nay 19/4/2024 tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế,... mưa hay nắng? Có nhiệt độ bao nhiêu?

Mưa lốc làm thiệt hại 56 nhà ở và gần 300ha cây màu ở Yên Bái

Mưa lốc làm thiệt hại 56 nhà ở và gần 300ha cây màu ở Yên Bái

Xã hội 22:22

Trận mưa lớn kèm theo dông lốc đêm ngày 17/4 đã làm thiệt hại nhiều nhà ở và gần 300 ha cây hoa màu của người dân ở huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái).

182 nhà dân ở Tuyên Quang bị tốc mái, hư hỏng do dông lốc

182 nhà dân ở Tuyên Quang bị tốc mái, hư hỏng do dông lốc

Xã hội 22:01

Mưa lớn kèm dông lốc đêm 17, ngày 18/4 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã khiến 182 ngôi nhà của người dân ở địa phương này bị tốc mái, hư hỏng.

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Xã hội 21:03

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Xã hội 18:14

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm