| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT thành lập tổ công tác kết nối cung ứng nông sản phía Nam

Chủ Nhật 18/07/2021 , 14:57 (GMT+7)

Ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ký Quyết định số 3149/QĐ-BNN-VP thành lập Tổ công tác gồm 14 thành viên nhằm chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) làm Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) làm Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam. Tổ phó là ông Lê Văn Thành, Chánh Văn phòng Bộ NN-PTNT. 

12 thành viên, là các lãnh đạo ngành nông nghiệp: ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; ông Dương Tất Thắng, Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi; ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ - Phụ trách phía Nam; ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật; ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y; ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản; ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp; ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản I; và ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Kinh tế hợp tác - Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.

Nhiệm vụ của Tổ công tác là giúp Bộ trưởng chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Ba nhiệm vụ cụ thể là: Một, phối hợp với các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các địa phương có liên quan thúc đẩy hoạt động sản xuất, thu hoạch nông sản, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nông sản tại các địa phương khu vực phía Nam bị giãn cách do dịch Covid-19.

Hai, chỉ đạo Sở NN-PTNT các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất thời vụ đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản; xây dựng các phương án, kế hoạch tiêu thụ nông sản kịp thời ứng phó với dịch Covid-19.

Ba, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy cung ứng, tiêu thụ nông sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của các địa phương thuộc tâm dịch Covid-19. Nghiên cứu, đề xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc nếu vượt thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu Tổ trưởng Tổ công tác - Thứ trưởng Trần Thanh Nam - báo cáo Bộ trưởng về kết quả hoạt động của Tổ công tác định kỳ hàng tuần. Ngoài ra, Bộ trưởng giao Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại TP. HCM là đơn vị thường trực của Tổ Công tác, giúp Tổ trưởng điều phối, triển khai các hoạt động.

Tổ công tác hỗ trợ nông sản phía Nam là giải pháp cấp bách mà Bộ NN-PTNT đưa ra, sau buổi làm việc với Bộ Công thương sáng 18/7, trong nỗ lực đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho miền Nam. 

Hiện 19 tỉnh, thành phố của khu vực này vừa nhận Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, về việc giãn cách xã hội trong thời hạn 14 ngày để chống dịch. Đây là lần thứ hai từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, hàng chục tỉnh, thành phố đồng thời áp dụng Chỉ thị 16 để chống dịch.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.