| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT tổ chức Chương trình 'Hiến máu tình nguyện' năm 2021

Thứ Hai 15/03/2021 , 14:24 (GMT+7)

Chương trình 'Hiến máu tình nguyện' năm 2021 được Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 15/3. Đây là một chương trình thiết thực trong bối cảnh ngân hàng máu đang khan hiếm.

Chương trình 'Hiến máu tình nguyện' năm 2021 của Bộ NN-PTNT ngày 15/3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chương trình "Hiến máu tình nguyện" năm 2021 của Bộ NN-PTNT ngày 15/3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 gây ra đã khiến tình trạng thiếu máu cho điều trị càng trầm trọng. 

Nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng hiến máu cứu người, chia sẻ cùng cộng đồng, đề cao nghĩa cử cao đẹp của cán bộ công nhân viên và đoàn viên, thanh niên Bộ NN-PTNT trong hoạt động xã hội, Ban Thường vụ Đoàn Bộ phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình "Hiến máu tình nguyện" năm 2021.

Chương trình mang ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các chương trình hiến máu quy mô lớn không thể được tổ chức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chương trình mang ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các chương trình hiến máu quy mô lớn không thể được tổ chức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chương trình cũng tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong đoàn viên thanh niên về ý nghĩa, mục đích, giá trị nhân văn của phong trào Hiến máu tình nguyện và chia sẻ với nỗi lo của ngành Y tế trong thời điểm thiếu máu hiện nay.

Theo ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, theo dự kiến, trong ngày hôm nay sẽ có khoảng 250 người đến đăng kí tham gia hiến máu. Đây là sẽ là sự bổ sung quan trọng, kịp thời trong tình trạng thiếu máu thời điểm hiện tại.

“Mỗi ngày chúng tôi cung cấp từ 1.000 – 1.200 đơn vị máu. Trong hoàn cảnh cả nước phải giãn cách xã hội, các đơn vị không được tập trung đông người, các tập thể lớn không được tổ chức hiến máu thì những chương trình như này vừa đảm bảo được yêu cầu cung cấp máu cho các bệnh viện vừa đảm bảo việc phòng chống dịch”, ông Phạm Tuấn Dương chia sẻ.

Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho người đăng kí tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho người đăng kí tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, hiện nay, vào thời điểm sau Tết, các bệnh nhân đến bệnh viện khám bệnh rất đông, các trường hợp cần truyền máu cũng khá nhiều. Việc các đơn vị tổ chức hiến máu như này là sự bổ sung lượng máu quan trọng, phần nào đáp ứng được sự mong mỏi cho người bệnh.

“Nhu cầu về máu vẫn tăng lên hàng năm. Như những năm trước đây, chúng tôi thường tổ chức các đợt hiến máu ở những địa điểm có thể tập trung từ 500 – 1.000 người; có những ngày tiếp nhận 2.000 – 3.000 người. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng tôi phải chia nhỏ những điểm hiến máu ra từ 3 – 5 điểm như trước kia thành 10 – 15 điểm trong một ngày”, ông Dương nói.

Chương trình “Hiến máu tình nguyện" năm 2021 được đảm bảo nghiêm ngặt theo các nội dung hiến máu an toàn trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, theo hướng dẫn của Bộ Y tế: Đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và tạm dừng tiếp nhận máu ở những người có các biểu hiện sốt, ho, đau họng; khoảng cách tiếp xúc tối thiểu là 2m trong toàn bộ quá trình hiến máu…

Thanh niên Bộ NN-PTNT tham gia hiến máu với tinh thần 'Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thanh niên Bộ NN-PTNT tham gia hiến máu với tinh thần "Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại". Ảnh: Phạm Hiếu.

Lần đầu tiên đi hiến máu, bà Nguyễn Thị Yến, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, đăng kí hiến 350ml máu. Bà Yến chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam: “Tham gia chương trình này tôi mong muốn mình sẽ làm một điều gì có ý nghĩa. Tôi có bệnh nền cao huyết áp nhưng đã được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe và đủ điều kiện để hiến máu.”

Còn bà Đào Phương Thảo, Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho hay đây là lần thứ 2 đi hiến máu tình nguyện. Trong quá trình hiến máu đã được các nhân viên y tế chăm sóc rất cẩn thận và chuyên nghiệp.

“Tôi thấy vui vì có thể chia sẻ một chút với cộng đồng và luôn sẵn sàng tham gia những chương trình ý nghĩa như này”, bà Đào Phương Thảo phấn khởi.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm