| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chúc Tết ngành nông nghiệp khu vực phía Nam

Thứ Bảy 23/01/2021 , 15:09 (GMT+7)

Sáng 23/1, Bộ NN-PTNT tổ chức gặp gỡ, chúc Tết các cán bộ lão thành, Anh hùng lao động ngành nông nghiệp các thời kỳ và các đơn vị khu vực phía Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Huy.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trần Huy.

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định năm 2020 đối với ngành nông nghiệp là một năm đầy khó khăn. Miền Bắc đón nhận đợt rét đậm, rét hại nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử vụ Đông Xuân bị khô hạn. Ba hồ chứa nước lớn ở miền Bắc thuộc Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình đều ở mức cực thấp. Ở miền Trung, thiên tai đồn dập gây thiệt hại lớn…

Dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi xảy ra trên diện rộng như dịch tả lợn châu Phi, dịch sâu keo mùa thu gây hại đến 34 loại thực vật xuất hiện ở 42 tỉnh thành. Nạn châu chấu Châu Phi, châu chấu sa mạc cũng có nguy cơ lây lan đến Việt Nam… đã vẽ nên một bức tranh tổng thể hết sức khó khăn cho ngành nông nghiệp.

“Năm 2020, ngành nông nghiệp đã đạt bình quân 2,68% GDP. Có 2 trụ cột ngành vẫn giữ được, thứ nhất là thu hoạch 42,4 triệu tấn thóc góp phần ổn định an ninh lương thực, được mùa, được giá cho bà con nông dân, đủ gạo cho nhân dân, không bị sốt giá.

Thứ hai là tổng sản lượng thực phẩm ngành đã hoàn thành 5,4 triệu tấn thịt các loại, đặc biệt là thịt gà.

Về xuất khẩu, mặc dù rất khó khăn, nhưng vẫn đạt 41,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Và đưa Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu nông sản.

Về nông thôn mới, 12/63 tỉnh, thành đạt 100% số xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn từ 11% năm 2015 đã giảm xuống chỉ còn 4,2%. Thu nhập của người nông dân từ 22.000.000 đồng năm 2015 đến năm 2020 đã tăng lên 42.000.000 đồng.

Hệ số che phủ đã đạt 42% với 14,6 triệu ha rừng, cao hơn bình quân của thế giới, thuộc nhóm dẫn đầu, chất lượng rừng đang từng bước được phục hồi. Những điều đó đã nói lên sự cố gắng vượt bậc của các thời kỳ cộng lại.

Năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn, thách thức cho ngành nhưng cả hệ thống chính trị, các thành phần đã vượt khó đi lên để chúng ta có được cục diện, kết quả rất cao, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 chúng ta vẫn giữ được nền tảng đó để làm tiền đề cho những năm tới”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận xét.

Với những thành tựu đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT xin tri ân, cảm ơn những đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của các bác, các đồng chí qua từng thời kỳ, các đồng chí đương chức, thành phần kinh tế, đặc biệt là người dân của Nam bộ.

“Xin kính chúc các bác, các đồng chí, toàn thể cán bộ một xuân mới có nhiều kết quả tốt về sức khỏe, về thành tựu trong cả việc công và gia đình để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh”, Bộ trưởng nói.

Trong năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng thuận lợi nhiều nhưng khó khăn cũng nhiều. “Với vụ đông xuân, chúng ta đã lên kế hoạch gieo xạ sớm vào tháng 10 để tránh hạn hán do hệ thống hồ lớn từ Trung Quốc đã thông báo dừng xả. Năm nay có mưa muộn, mưa trái mùa tác động thì mới bù được lượng nước thiếu hụt từ thượng nguồn khiến ĐBSCL bị hạn mặn.

Còn các khu vực khác dịch bệnh cũng là mối đe dọa. Chúng ta phải đón nhận trước những thách thức mới để từ đó tổ chức thực hiện ứng phó đảm bảo những thành quả đạt được.

Riêng ĐBSCL, bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, rất mong chính quyền địa phương, các đồng chí, thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý phải tập trung chú ý, thực hiện tốt nhất các biện pháp đồng bộ để tiếp tục đạt những thành quả mới về kết quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cũng như bức tranh chung về sự phát triển của ngành”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm