| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sơn La là hiện tượng trong tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ Sáu 02/10/2020 , 15:26 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đánh giá cao tỉnh Sơn La trong việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và ông gọi đó là một 'hiện tượng' khi trả lời phỏng vấn báo chí.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT và tỉnh Sơn La thăm mô hình cây ăn quả tại Sơn La. Ảnh: Nguyễn Yến.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT và tỉnh Sơn La thăm mô hình cây ăn quả tại Sơn La. Ảnh: Nguyễn Yến.

14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc là một trong những vùng khó khăn nhất. Theo Bộ trưởng, việc tái cơ cấu nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả gì cho khu vực này?

Trước hết phải nói khu vực này có xuất phát điểm về địa hình, kinh tế, hạ tầng hết sức khó khăn. Sau 7 năm tiến hành chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cho đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thứ nhất, vùng nay đã coi trọng kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng và hiện nay đã trở thành vùng có hệ số che phủ cao nhất cả nước. Hệ số bình quân của 14 tỉnh là 53%. Độ che phủ như vậy đã đem lại đời sống cho một bộ phận quan trọng của người dân lâm sinh của chúng ta.

Thứ 2 là chúng ta đã phát triển tốt kinh tế vùng đồi gò, với chủ lực là tập trung phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, các nhóm cây trồng khác cùng kết hợp với chăn nuôi. Riêng về cây ăn quả của vùng này hiện nay là 255.000 hecta đứng thứ 2 trong 7 vùng kinh tế xã hội về chỉ tiêu cây ăn quả. Chính cây ăn quả đã đem lại đời sống rất tích cực cho bà con khu vực này.

Thứ 3 là phong trào OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, vùng này đã có hơn 1000 sản phẩm OCOP tạo nên một nền nông nghiệp đặc sản của khu vực này. Tận dụng yếu tố khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, đa dạng sinh học và các nét văn hoá.

Chúng ta đã làm nên một số lượng lớn sản phẩm OCOP và tới đây sẽ còn nhiều nữa. Các sản phẩm này đã mang lại sức sống cùng với các thiết chế hạ tầng cứng tạo nên kết quả đạt 35% số xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới.

Tạo nên một diện mạo mới về đời sống với bình quân thu nhập của bà con vùng này đạt trên 30 triệu/người trong năm 2019. Có thể nói, 3 trụ cột về kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi gò, xây dựng nông thôn mới vùng này đã có bước tiến bộ rất đáng kể.

Bộ trưởng đã dùng từ “hiện tượng” đối với tỉnh Sơn La khi tỉnh này đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tạo ra bước đột phá để phát triển kinh tế nông nghiệp. “Hiện tượng” này xuất phát từ lí do nào?

Trong thời gian qua tỉnh Sơn La đã làm được 2 nhiệm vụ rất lớn: một là đã tổ chức thành công 20.000 hộ di dân để chúng ta có không gian làm thuỷ điện Sơn La. Bà con người dân tộc không bị xáo trộn lớn về đời sống. Thứ hai là 5 năm gần đây tỉnh này tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là cơ cấu nông nghiệp đã khai thác lợi thế rất rõ.

Chỉ trong 5 năm, tỉnh chuyển đổi được 25.000 hecta cây ăn quả đến bây giờ là 75.000 hecta, tăng lên gâp 3 lần. Điều này phản ánh đúng lợi thế là tài nguyên đất còn, khí hậu tốt, chuyển dịch từ cây lúa, cây ngô, cây lương thực kém hiệu qua sang cây ăn quả.

Đây là cây có giá trị cao và phù hợp không chỉ thị trường trong nước mà còn có thị trường thế giới. Làm được điều này có thể khẳng định được ý Đảng, lòng dân.

Sự vào cuộc đồng bộ của 3 khu vực: khu vực Chính phủ là hệ thống chính quyền các cấp đã tập trung bằng cơ chế, bằng chính sách, bằng sự chỉ đạo rất cụ thể. Thứ 2 là sự vào cuộc của các doanh nghiệp, đến nay đã có tới 37 cơ sở chế biến, trong đó có 11 nhà máy chế biến rau quả rất hiện đại.

Thứ 3 là người nông dân, trong thời gian rất ngắn đã thành lập tới 538 hợp tác xã kiểu mới của người dân. Có thể nói, chủ trương đúng cùng với sự vào cuộc đồng hành của cả khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và người dân thì tin tưởng sẽ đạt được thành công và hiện thực đang trả lời rõ. Đây cũng là nguyên nhân tại sao có “hiện tượng” như tỉnh Sơn La.

Sơn La thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Sơn La thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Tỉnh Sơn La là một tỉnh khó khăn, hệ thống giao thông, đi lại chưa thuận tiện nhưng đã có nhiều tập đoàn, công ty chọn Sơn La là nơi xây dựng nhà máy chế biến. Xin Bộ trưởng cho biết hướng chúng ta phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng nguyên liệu tại khu vực các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trong thời gian tới?

Mời gọi được các doanh nghiệp mở nhà máy là bước một. Nhưng vấn đề quan trọng nhất bây giờ là phải tổ chức lại, liên kết chặt chẽ với người dân để cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp để bàn với dân mở ra cây trồng gì, sản phẩm gì, tuân thủ theo tiêu chuẩn nào một cách nghiêm ngặt.

Để làm sao đủ quy mô hàng hoá theo yêu cầu thời điểm, đủ quy chuẩn chất lượng, đủ thời gian theo yêu của nhà cung cấp dịch vụ. Thứ hai là phải đảm bảo môi trường thương mại thật tốt để ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán. Đi đôi với đó là xúc tiến thương mại, đầu tư thật tốt để không chỉ phát triển thị trương trong nước mà làm tốt hơn nữa thị trường quốc tế.

Tới đây Bộ NN-PTNT sẽ vào cuộc quyết liệt hơn nữa để chúng ta khai mở tất cả các nhóm thị trường. Có như vậy nông sản của ta mới tạo được chuỗi giá trị dài hơn, bền vững hơn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa ký Quyết định công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.