| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm và làm việc tại Viện Lúa ĐBSCL

Thứ Năm 07/01/2021 , 17:17 (GMT+7)

Chiều 7/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Viện Lúa ĐBSCL.

Bộ trưởng khảo sát một số ruộng lúa khảo nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Bộ trưởng khảo sát một số ruộng lúa khảo nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Bộ trưởng đã đi khảo sát một số ruộng lúa khảo nghiệm và lắng nghe những ý kiến của lãnh đạo Viện. Đặc biệt về công tác nghiên cứu khoa học và giống lúa cho thời gian tới.

Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL báo cáo với Bộ trưởng và đoàn công tác những kết quả nổi bật và nhiệm vụ KHCN trọng tâm triển khai trong giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, trong việc chọn tạo giống lúa và chuyển giao giống lúa vào trong sản xuất. Theo đó, có 11 giống được công nhận chính thức và 23 giống lúa bảo hộ. Các giống lúa OM do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo đang được trồng phổ biến và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu gạo xuất khẩu.

Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt, diện tích sử dụng các giống lúa OM do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo chiếm khoảng 70% tổng diện tích gieo trồng ở ĐBSCL. Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL mà lan tỏa trong cả nước.

Đặc biệt, trong tình hình hạn mặn vừa qua, Viện đã kịp thời khuyến cáo và cung cấp các giống lúa có khả năng chống chịu mặn ở mức độ từ 2-4‰ đã đáp ứng kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra như các giống: OM2517, OM6976, OM8959, OM11735, OM9582, OM9577, OM429, OM380, OM18…

"Trong thời gian tới, Viện sẽ nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo", ông Thạch cho biết.

Bộ trưởng đánh giá cao vai trò nghiên cứu khoa học của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Bộ trưởng đánh giá cao vai trò nghiên cứu khoa học của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao vai trò nghiên cứu khoa học của Viện Lúa ĐBSCL. Cụ thể, trong 45 năm thành lập đã đưa ra nhiều bộ giống lúa mới, đóng góp rất lớn vào thành tựu thắng lợi sản xuất nông nghiệp của nước ta.

Bộ trưởng nhấn mạnh, để xứng đáng với thành tựu đóng góp của Viện Lúa, sắp tới cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng, phân vùng phân thửa thủy lợi, mặt bằng, trang thiết bị hiện đại để hiện đại hóa công tác nghiên cứu cho tương lai.

“Có thể nói, về phần mềm - kỹ thuật, công nghệ chọn tạo giống, phương pháp chuẩn mực, bề dày kinh nghiệm Viện Lúa làm rất tốt. Còn về phần cứng cần tiếp tục đầu tư hiện đại hơn, xứng tầm với một trung tâm nghiên cứu giống lúa hiện đại của nước ta”, Bộ trưởng nói.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.