| Hotline: 0983.970.780

Bốn kết cục có thể xảy ra cho cuộc chiến Libya

Thứ Sáu 01/04/2011 , 11:21 (GMT+7)

Tờ “Thời báo Hoàn cầu” vừa trích đăng bài viết “Khả năng xảy ra bốn kết cục của cuộc chiến tại Libya” của tờ “Nhật báo Phố Wall” (Mỹ).

Tờ “Thời báo Hoàn cầu” vừa trích đăng bài viết “Khả năng xảy ra bốn kết cục của cuộc chiến tại Libya” của tờ “Nhật báo Phố Wall” (Mỹ), cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia để giải thích lý do Mỹ và liên quân phát động cuộc chiến tại Libya, nhưng ông Obama không thể dự đoán chính xác kết quả của hành động quân sự này.

Tờ báo Mỹ đã đưa ra bốn kết cục cơ bản có thể xảy ra tại Libya:

Một là, quân đội Libya đào ngũ hoặc tan rã, quân chống chính phủ giành thắng lợi. Đây là phương pháp giải quyết vấn đề Libya nhanh gọn và dễ dàng nhất. Hành động quân sự của Mỹ và liên quân đã cứu lực lượng chống chính phủ Libya tại cứ điểm cuối cùng Benghazi, giúp lực lượng này tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn và nay bắt đầu phản công.

Đến nay, phần lớn các tướng lĩnh quân đội Libya cho rằng họ đã không còn nắm phần thắng, cuối cùng sẽ bị đánh đổ cùng với Gaddafi, nên họ đào ngũ khỏi chính quyền Gaddafi hoặc tham gia lực lượng chống chính phủ. Tuy nhiên, đại bộ phận quân tinh nhuệ của chính phủ Libya đều nghe theo mệnh lệnh của con trai Gaddafi, cho nên khả năng đào ngũ và tan rã của quân đội Libya vẫn là ẩn số khó dự báo.

Hai là, do chịu áp lực từ bên ngoài ngày càng tăng, Gaddafi buộc phải từ bỏ quyền lực. Đây sẽ là kết quả được chính phủ Mỹ công khai hoan nghênh. Kết luận này cho rằng hành động quân sự của Mỹ và liên quân đã ngăn cản nỗ lực của Gaddafi nhằm trấn áp lực lượng chống chính phủ, phong tỏa kinh tế, cấm vận vũ khí và cô lập hoàn toàn Gaddafi trong cộng đồng quốc tế, làm cho Gaddafi dễ dàng đồng ý từ bỏ quyền lực. Tuy nhiên, khác với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, Gaddafi và các con trai của ông vẫn quyết nắm giữ quyền lực, cho rằng hoặc giành chiến thắng trong cuộc chiến này, hoặc bị tiêu diệt trong tay kẻ thù.

Ba là, Libya bị chia cắt làm hai trên thực tế, rơi vào cục diện bế tắc kéo dài. Nhìn từ một số phương diện, can thiệp quân sự của Mỹ và liên quân đã tạo thành một Libya bị phân chia, lực lượng chống chính phủ đã khôi phục quyền kiểm soát khu vực phía Đông và Gaddafi kiểm soát khu vực phía Tây.

Libya có khả năng hoặc rơi vào một cuộc nội chiến khốc liệt hoặc rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh nội bộ. Nếu xuất hiện tình hình này, Mỹ, phương Tây và đồng minh Arập sẽ đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn. Liệu Mỹ và đồng minh có đưa ra những cam kết không thời hạn, với cái giá quá cao để tiếp tục bảo vệ Benghazi và những khu vực do lực lượng chống chính phủ kiểm soát khỏi sự tấn công của quân đội Gaddafi? Họ có sẵn sàng viện trợ lâu dài cho những người Libya cùng cực sống trong những khu vực này, chờ đến khi cục diện giằng co bị phá vỡ?

Bốn là, Gaddafi và các con trai của ông làm phương Tây mệt mỏi, sau khi toàn thế giới không còn quan tâm đến tình hình Libya, sẽ bất ngờ tiêu diệt lực lượng chống đối. Tờ "Nhật báo Phố Wall” viết rằng năm nay Gaddafi 68 tuổi, đã thống trị Libya gần 42 năm.

Trong phần lớn thời gian cầm quyền, Gaddafi đều chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, song vẫn duy trì quyền thống trị lâu dài tại Libya. Vốn liếng lớn nhất của Gaddafi không phải là quân đội, thậm chí cũng không phải là dầu mỏ, mà là một người biết kiên nhẫn chờ thời.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm