| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu nâng năng suất, chất lượng ca cao

Thứ Sáu 03/08/2018 , 07:20 (GMT+7)

Cty CP Phân bón Bình Điền vừa tài trợ cho hội thảo ca cao thuộc tổ chức cà phê ca cao các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là hội thảo thường niên của hiệp hội ca cao khu vực bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam cùng tham dự.

Hội thảo thường tổ chức luân phiên, mỗi năm một nước chịu trách nhiệm đăng cai để đánh giá lại tình hình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, nhằm bổ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm cho nhau trong lĩnh vực cây ca cao để đưa năng suất và sản lượng ngày càng đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ trong khu vực và trên thế giới.

Hội thảo gồm 2 nội dung:

1 - Đánh giá lại công việc của kỳ họp trước, những thuận lợi và khó khăn gặp phải và gợi ý cách khắc phục. Từng nước báo cáo tóm tắt nghiên cứu từ giống, kỹ thuật sản xuất, chế biến, sâu bệnh và cách khắc phục. Kế hoạch trong tương lai và nêu ra các yêu cầu cần hợp tác hỗ trợ.

2 - Tổ chức tham quan hiện trạng sản xuất ca cao tại một số mô hình ở Việt Nam và trao đổi kỹ thuật tại thực địa.

08-34-09_nh_cho_bi_dutru_3-8
Phân bón Đầu Trâu NPK 20-20-15 + TE giúp ca cao tăng năng suất, chất lượng

Về lịch sử, cây ca cao có nguồn gốc nhiệt đới, đã nhập khẩu vào Việt Nam từ dưới thời Pháp thuộc. Nhưng ca cao thuộc loại nguyên liệu cần để chế biến cho các sản phẩm làm kẹo bánh, đồ uống cao cấp. Trong lúc đó nước ta mấy chục thập kỷ trước kinh tế quá nghèo nàn, kỹ thuật canh tác quá lạc hậu, mà nhu cầu lương thực chưa bảo đảm nên mọi hoạt động dành cho cây loại này đã bị quên lãng. Vài thập kỷ nay, đã có chương trình ca cao của tổ chức quốc tế tài trợ, bắt đầu thực hiện ở Việt Nam. Nhưng khi chương trình kết thúc thì lại thiếu ngân quỹ để tiếp tục sự nghiệp.

Do đó kết quả nghiên cứu được đưa ra sản xuất còn bị hạn chế. Các nhà khoa học cũng say sưa nghiên cứu và cho thấy rằng, dù ca cao có nguồn gốc nhiệt đới nhưng lại không chịu được ánh sáng trực tiếp do mặt trời chiếu xuống. Vì vậy, cần có cây che bóng để làm giảm bớt cường độ ánh sáng trực xạ xuống còn khoảng 40 -50% mới phù hợp. Như vậy ca cao thích hợp với kỹ thuật trồng xen dưới tán cây công nghiệp hoặc cây ăn quả có tán rộng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong điều kiện Việt Nam, dừa và điều là đối tượng thích hợp để có thể xen ca cao vào và vẫn cho năng suất khá cao, nhưng không ảnh hưởng đến sinh lý của các cây trồng chính.

Đã có điển hình cho thấy rằng trồng xen ca cao trong vườn điều, có tưới ở tỉnh Bình Phước đạt năng suất trên 3 tấn hạt/ha. Nhưng cũng chỉ bó hẹp trong mô hình, trong sản xuất đại trà thì năng suất vẫn còn thấp.

Ngoài ra, ca cao còn bị nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt là bênh thối trái chưa có cách khắc phục có hiệu quả. Bệnh thối trái lại phát triển thuận lợi ở đìêu kiện ánh sáng thấp, ẩm độ cao dưới điều kiện trồng xen. Do vậy, ca cao tuy có tiềm năng năng suất khá, nhưng những khó khăn cũng không ít.

Hiện tại khả năng phát triển ca cao ở Việt Nam là trồng xen dưới tán cây điều và dừa là chính. Nhưng diện tích các đối tượng này dành cho ca cao cũng bị hạn chế, ít có diện tích liền khoảnh rộng nên cũng chỉ sản xuất theo hướng phân tán là chính, khó phát triển cơ giới. Còn vùng đất trồng thuần đang giai đoạn cạnh tranh với nhiều loại cây ăn trái hay cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, nên khả năng phát triển ca cao ở Việt Nam cũng đang bị hạn chế.

Ngoài ra Hiệp hội Cà phê - ca cao cũng chưa thật mặn mà với cây này. Do giá cả còn thất thường nên người trồng cũng chưa mấy mặn mà so với cây ăn trái và các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác...

Bình Điền nhận thấy được rằng nếu người nông dân quan tâm đến sản xuất cây ca cao thì công ty cũng đã có sẵn rất nhiều sản phẩm phân bón phù hợp để góp phần làm tăng năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế cho sản phầm này để sánh vai với ngành ca cao của các nước thành viên trong khu vực và trên thế giới.

 

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.