| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Văn Điển, giải pháp tối ưu cho vùng đất nghèo dĩnh dưỡng

Thứ Bảy 16/12/2023 , 08:37 (GMT+7)

Thương hiệu phân bón văn Điển lan tỏa trên vùng đất chua trũng, lầy thụt, đồi dốc, đất nghèo dinh dưỡng trong việc nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển là một trong những doanh nghiệp phân bón có bề dày lịch sử nhất Việt Nam, với 60 năm xây dựng và phát triển.

Đất nghèo dinh dưỡng chiếm hơn nửa tổng diện tích đất nông nghiệp

Theo đánh giá của Hội Khoa học đất Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên phần đất liền Việt Nam khoảng 33 triệu ha, nhưng quỹ đất nông nghiệp có nhiều nhóm và loại đất khác nhau.

Trong đó, chân đất chua trũng, lầy thụt và đồi dốc nghèo dinh dưỡng chiếm hơn nửa tổng diện tích trên và được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

Vùng chua trũng, lầy thụt, phần nhiều đất được hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn. Trong điều kiện yếm khí, vật liệu sinh phèn sẽ hình thành đất phèn tiềm tàng và khi bị oxy hoá hình thành tầng phèn hoạt động (hay còn gọi là đất phèn hiện tại).

Đặc điểm cơ bản và cũng là yếu tố hạn chế chính của chúng trong sản xuất nông nghiệp là đất chưa thuần thục, thường lây mạnh ở các tầng dưới, hàm lượng lưu huỳnh cao.

Trong sản xuất nông nghiệp, đây là chân đất kìm hãm hay đất có tính đặc thù. Lúa xuân thường bị kìm hãm sinh trưởng đầu vụ, khi có sấm chớp và mưa rào thay nước mới thì cây lúa mới thay lá và đẻ nhánh, vươn lá. Song do đẻ muộn nên mặc dù đẻ nhiều nhưng ít bông, thậm chí nhiều nơi lúa “trẻ mãi không làm đòng” do quá thiếu lân.

Một số lại tốt muộn nên bộ lá to, mỏng và thường dư dinh dưỡng cuối vụ dẫn tới nhiều sâu bệnh, thậm chí khi lúa chín lá vẫn chưa chuyển màu vàng, bông lúa vừa có hạt chín, vưa có hạt xanh, năng suất chất lượng thấp.

Địa hình đồi dốc tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên....

Nhóm đất này có thành phần cơ giới nhẹ (tỷ lệ cát chiếm khoảng 30 - 50 %), tầng mặt có cấu trúc kém, thường bị hạn nặng vào mùa khô. Do có sự rửa trôi lớn nên rất nghèo dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng trung và vi lượng, đất thường chua đến rất chua (pHKCl biến động trong khoảng 3,5 - 4,5), các chỉ số về độ phì nhiêu tự nhiên thấp.

Hàm lượng chất hữu cơ từ nghèo đến rất nghèo (0,5 - 1,0 % OM); hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều thấp (đạm tổng số: 0,04 - 0,08 % N; lân tổng số: 0,03 - 0,06 % P2O5; kali tổng số: 0,2 - 0,4 % K2O; lân dễ tiêu: 4 - 5 mg P2O5/100 gam đất; kali dễ tiêu: 5 - 6 mg K2O/100 gam đất).

Đặc biệt dung tích hấp thu rất thấp (4 - 7 meq/100 gam đất) và độ no bazo thấp dưới 50 %. Vùng đất này cây trồng ít bị kìm hãm sinh trưởng, song do đói ăn nên sinh trưởng kém,cây thấp nhỏ, bộ lá ngắn, nhỏ bản lá và thường tàn, rụng sớm; hoa quả không nhiều, quả nhỏ chất lượng không cao.

Nhìn chung, những chân đất chua trũng, lầy thụt chưa hình thành rõ tầng đất, hoặc tầng đất kết cấu chưa hoàn chỉnh, hàm lượng chất hữu cơ khá, nhưng chủ yếu đưới dạng thô, khó phân giải, nghèo và rất nghèo lân, kaly dễ tiêu, đất rất chua (pH thấp), hàm lượng các độc tố như Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2, Mn++ rất cao đã kìm hãm sinh trưởng, phát triển cây trồng.

Do vậy, nếu được tăng lân, kaly và các dinh dưỡng trung vi lượng dễ tiêu và khử chua, khử độc đất mới có thể thâm canh lúa, thâm canh cây trồng được thuận tiện. Đồi dốc là vùng đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, độ chua tăng nhưng các chất dinh dưỡng lân, kaly dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng bị nghèo kiệt nên hạn chế sinh trưởng phát triển cây trồng.

Phân bón Văn Điển ngoài phục vụ nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu đi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phân bón Văn Điển ngoài phục vụ nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu đi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phân bón cho chân đất đặc thù

Ngoài biện pháp canh tác ra, phân bón có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, bồi dục đất và thâm canh cây trồng. Từ lâu nông dân đã biết dùng vôi để khử chua và khử độc cho đất; dùng phân hữu cơ ủ mục để gắn kết keo đất, tăng dung tich hấp thu, tăng độ tơi xốp và bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng cho đất.

Vôi nung (CaO) khi hòa hợp với nước (H2O) thì trở thành Ca(OH)­2 có tác dụng khử chua tốt, tăng pH nhanh chóng. Tuy nhiên không phải cứ nhiều  vôi là tốt mà phải căn cứ vào hiện trạng của đất và cây trồng để đưa ra mức bón vôi cho phù hợp.

Chỉ riêng về hiện trạng đất phải căn cứ vào 3 yếu tố sau :

Độ pH đất: Đất chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất chua ít cần bón ít vôi hơn.

Loại đất: Đất sét, đất thành phần cơ giới nặng thì bón nhiều vôi nhưng vài năm mới phải bón lại. Trong khi đó, đất cát, đất thành phần cơ giới nhẹ thì mỗi lần bón ít vôi hơn nhưng năm nào cũng cần bón vôi.

Trong đất có hàm lượng chất hữu cơ nhiều thì bón nhiều vôi, ngược lại bón ít hơn. Nếu bón vôi quá mức hoặc không đúng lúc, đúng cách sẽ không có lợi cho đất như cổ xưa dạy : Bón vôi có thể « giàu đời cha, nghèo ba đời con ».

Trên thị trường phân bón hiện nay, phân lân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững,  nhất là trên chân đất lầy thụt, chua trũng và địa hình đồi dốc, ruộng bậc thang.

Phân lân nung chảy Văn Điển là sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo...

Loại phân này giàu chất kiềm và kiềm thổ (chiếm 70-80% tổng dinh dưỡng trong phân nung chảy) nên là lọai phân bón có tính kiềm tiềm tàng. Tác dụng khử chua và khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0.5kg vôi củ.

Phân không tan trong nước, là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các chất khó tiêu cho cây rồng, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh PH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.

Trên 96% các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%, không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, mà trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển độ pH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn.

Phân bón Văn Điển hiện là lựa chọn ưu tiên của các vùng nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao tại Việt Nam.

Phân bón Văn Điển hiện là lựa chọn ưu tiên của các vùng nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao tại Việt Nam.

Do vậy, khi sử dụng phân nung chảy Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ phân nung chảy Văn Điển không phải bón thêm vôi; trong vài năm sẽ làm thay đổi lý, hóa tính đất theo hướng có lợi cho cây trồng.

Thực tế từ những năm 1995 - 2000, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên… từng bước mở rộng diện tích sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa.

Giai đoạn 2000 - 2010 cây lúa vùng này được thâm canh cao nhất, năng suất lúa cao nhất, ít sâu bệnh nhất và nông dân nhàn nhất nhưng lại được mùa nhất.

Có lẽ do phân bón Văn Điển được sử dụng ở đây nhiều nhất so với các thời gian trước. Điển hình Thái Bình đã có vụ sử dụng trên 30.000 tấn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa của Văn Điển.

Có nhiều xã như Quỳnh Khê, An Tràng (Quỳnh Phụ) trong nhiền năm nông dân chỉ sử dụng phân bón Văn Điển mà không sử dụng các loại phân bón khác cho lúa và rau màu. Thương hiệu phân bón Văn Điển ngày được mở rộng thêm do cây trồng được phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng, ít sâu bệnh và đất trồng được cải tạo và bồi dục tốt hơn.

Đến vùng đất đỏ miền Tây, đến các vườn cà phê, hồ tiêu, thậm chí cả vườn sầu riêng, măng cụt ở đâu cũng còn vỏ bao phân nung chảy Văn Điển. Ra đến vùng mía Thanh Hóa, vườn cam, bưởi Nghệ An, Hà Tĩnh, vùng cam Cao Phong, Hòa Bình đến vùng chè Phú Thọ, Thái Nguyên, vườn cam sành đặc sản của Hà giang, Tuyên quang , vùng vải thiều Lục Ngạn…. đâu đâu cũng thấy bà con sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển.

Thực tế đã minh chứng cho hiệu lực của phân bón Văn Điển không chỉ tăng năng suất, chất lượng cây trồng mà còn cải tạo, bồi dục đất giúp nông nghiệp phát triển bền vững.

Trên các đồng đất đồi núi, ruộng bậc thang, vùng cao nguyên hay vùng đất chiêm trũng, lầy thụt được bón phân Văn Điển qua nhiều năm tuy không phải bón thêm vôi nhưng đồng ruộng ít chua hơn, đất cũng tơi xốp hơn và dễ canh tác hơn, được bổ sung dinh dưỡng trung, vi lượng nhiều hơn.

Thương hiệu Phân bón văn Điển lan tỏa trên mọi vùng đất nươc, đặc biệt trên chân đất chua trũng, lầy thụt, đồi dốc, đất nghèo dinh dưỡng. Nếu ngày mới xây dựng, công suất nhà máy là 2 vạn tấn năm hiện tại, công suất sản xuất của công ty đã đạt 450.000 tấn/năm. Trong đó, 300.000 tấn phân lân nung chảy và 150.000 tấn phân NPK.

Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường nên được tiêu thụ rộng khắp trên toàn quốc. Bón phân Văn Điển thực sự là giải pháp tối ưu cho việc nâng cao độ phì nhiêu cho đất, giúp cải tạo, bồi dục đất chua trũng, đất đồi dốc, bạc màu giúp người nông dân bội thu.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm