| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển với người trồng mía Hòa Bình

Thứ Hai 21/08/2023 , 17:16 (GMT+7)

Hướng dẫn cách sử dụng phân bón Văn Điển cho cây mía tại Hòa Bình, giúp tăng năng suất, chất lượng cùng bà con phát triển kinh tế.

Cây mía tím trở thành nguồn thu nhập quan trọng, niềm tự hào của đồng bào Mường Hòa Bình.

Cây mía tím trở thành nguồn thu nhập quan trọng, niềm tự hào của đồng bào Mường Hòa Bình.

Mía tím - niềm tự hào của người Mường Hòa Bình

Tại Hòa Bình, mía là một trong những cây trồng được chú trọng đầu tư phát triển. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, mía còn được biết đến là cây nông sản nổi tiếng của tỉnh.

Những năm qua, cùng với cam, bưởi, cây mía đã giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo thu nhập ổn định.

Các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi được mệnh danh là thủ phủ của cây mía . Đặc biệt mía tím Hòa Bình lâu nay nổi tiếng mềm, ăn ngọt lừ, “ăn một lại muốn ăn hai”. Cây mía tím là niềm tự hào của bà con người Mường Hoà Bình,

Phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cây rau màu, cây ngắn ngày, trong đó có cây mía.

Đất trồng mía của Hòa Bình chủ yếu là đất đồi, đất vườn, màu vàng được hình thành qua quá trình phong hóa đá freranit, có tầng canh tác dày, đất chua, nhiều nơi rất chua pH: 3,8-4,2, nghèo Ca, Mg, Si hòa tan.

Đất cao lại dốc, bón loại phân lân gốc axit tan nhanh, vưà dễ bị rửa trôi khi gặp mưa, vừa thêm chua cho đất, trong khi cây mía ưa đất có tính kiềm pH 6-7,5.

Nếu thiếu phân bón hoặc bón nhiều đạm hoặc các loại phân NPK khác thiếu các dinh dưỡng trung, vi lượng làm cây mía hình dáng “chân hương” (gốc nhỏ, ngọn to) và màu không đẹp, chất lượng kém. Cây mía sống ở trên cạn, có bộ rễ phát triển khỏe, có thể trồng được trên rất nhiều loại đất kể cả trên đất phèn thoát nước tốt.

Mía cho năng suất sinh học cũng như năng suất kinh tế rất cao. Với giống mía cao sản, mỗi ha một năm có thể cho từ 150 - 200 tấn, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn. Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10 đến 15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.

Trong các dinh dưỡng đa lượng, cây mía có nhu cầu kaly cao nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, một số nguyên tố trung, vi lượng có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía như Silic, Magiê, Canxi, Bo, Fe, Mn, Zn, Co, Cu, Mo.

Trong các dinh dưỡng đa lượng, cây mía có nhu cầu kaly cao nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, một số nguyên tố trung, vi lượng có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía như Silic, Magiê, Canxi, Bo, Fe, Mn, Zn, Co, Cu, Mo.

Cây mía có thể cần silic gấp 4 lần đạm

Phân tích cây mía khi thu hoạch cho thấy, ruộng mía có năng suất 100 tấn mía cây, cây lấy đi hết 142 - 200kg N, 42 - 85kg P205, 314 - 425kg K20, 40kg Ca0, 47kg Mg0, 25kg S, 400 - 600kg Silic, 6kg Na, 2 - 3kg Fe, 1kg Mn, 0,11 - 0,05kg Cu, 0,02 - 0,05kg Zn, 0,1 - 0,2kg B và 0,001kg B.

Trong các dinh dưỡng đa lượng, cây mía có nhu cầu kaly cao nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, một số nguyên tố trung, vi lượng có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía như Silic, Magiê, Canxi, Bo, Fe, Mn, Zn, Co, Cu, Mo….

Sản phẩm người ta cần ở cây mía là lượng đường chứa trong cây. Lượng đường và chất lượng đường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho mía, trong đó Kali và Ca có ảnh hưởng rất lớn.

Riêng chất Silic có nhu cầu rất lớn đối với cây mía, có thể gấp hơn 4 lần đạm. Silic làm cứng cây, hạn chế đổ, tăng khả năng chống hạn, chống sâu bệnh, giảm độc mangan, tạo diệp lục, tăng hàm lượng Gluxit, tinh bột, đường trong cây. Silic còn làm tăng độ tơi xốp đất và kích thích cây mía hấp thu các dinh dưỡng khác tốt hơn.

 Phân nung chảy văn Điển, với 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch và công nghệ nung chảy đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15 - 19%, MgO 15 - 18% ,SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…..

Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị rửa trôi, đặc biệt trên chân đất đồi dốc, chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển nên có hiệu suất sử dụng rất cao.

Phân bón Văn Điển có các sản phẩm đa yếu tố NPK công thức 16.6.16 - 12:8:12 - 10.5.12 chuyên dùng cho cây mía.

Phân bón Văn Điển có các sản phẩm đa yếu tố NPK công thức 16.6.16 - 12:8:12 - 10.5.12 chuyên dùng cho cây mía.

Phân bón Văn Điển và những ưu điểm với cây mía

Ngoài phân lân nung chảy Văn Điển, còn các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón cho mía:

- Phân ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển cũng giàu chất dinh dưỡng với thành phần cân đối và hợp lý: N 16%, P2O5 6%, K2O 16%, S 2%, MgO 5%, CaO 8%, SiO2 7% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn, Co...

 - Phân ĐYT NPK 12:8:12 có N 12%, P2O5 8%, K2O 12%, S 6%, MgO 6%, CaO 8%, SiO2 9% và các chất vi lượng khác

- Phân ĐYT NPK 10.5.12 có tỷ lệ dinh dưỡng cao và có đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng: N 10%, P2O5 5%, K2O 12%, S 3%, MgO 7%, CaO 7%, SiO2 6% và các chất vi lượng khác

Gần đây, một số sản phẩm phân ĐYT NPK 13:3:10 hoặc 13:3:13 , 12:7:20 cũng được sử dụng cho cây mía rất hiệu quả.

Cách sử dụng: Bón phân cho mía phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản là đúng - đủ - kịp thời và nên kết hợp bón lân nung chảy Văn Điển với phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn.

Bón lót: Làm đất trồng mía là phải cày sâu để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển theo chiều sâu và rộng, giúp cây phát triển nhanh, chống đổ tốt và.tăng khả năng chống hạn của mía ở những tháng ít mưa, đặc biệt là trên đất đồi. Sau khi tạo rạch, bón mỗi sào 5 - 7 tạ phân hữu cơ, 30 - 40kg phân lân nung chảy Văn Điển, đảo phân rồi lấp đất, đặt hom.

Bón thúc:

- Đợt 1 (thúc đẻ): Sau khi trồng 10-15 ngày, mầm bắt đầu đâm lên khỏi mặt đất đến khi mía 4 - 5 lá cũng là  khi mía bắt đầu đẻ nhánh, 1 sào bón 30 - 40kg ĐYT NPK Văn Điển: 13:3:10; 12-8-12 hoặc ĐYT NPK Văn Điển: 16-6-16.

- Đợt 2 (thúc lóng): Khoảng 8 - 9 tuần lễ sau trồng khi mía 9 - 10 lá cũng là khi mía có 1 - 2 lóng,  bón 1 sào: 25 - 30kg một trong các loại phân trên. Cuốc xả hai bên mép luống cách gốc 20-30cm, sâu 15 - 20cm, bón phân lấp đất, vun đất đầy rãnh trồng để mía phát triển gốc và làm lóng vươn dài, kết hợp với tưới đủ ẩm.  

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cả cây mía tím và mía trắng.

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cả cây mía tím và mía trắng.

Lưu ý:

- Bón đạm nhiều, mất cân đối với các nguyên tố khác (lân và kali) và bón quá muộn, cây mía sẽ bị vóng,thân chứa nhiều nước, dễ bị sâu bệnh, đỗ ngã và hàm lượng đường sacarô trên mía thấp, chất lượng nước ép kém.

- Mía gốc cần bón phân nhiều hơn mía tơ khoảng 10-15% lượng phân bón các loại.

- Bón phân Văn Điển không nên rải trên mặt đất, phải vùi sâu và lấp đất kín, vừa hạn chế hiện tượng rửa trôi, sói mòn, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây mía trong cả chu kỳ sinh trưởng.

Thực tế nông dân Hòa Bình sử dụng phân bón Văn Điển trên phần lớn diện tích cây trồng từ vài chục năm nay. Phân lân nung chảy có tính kiềm, không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết, phân lân nung chảy Văn Điển vẫn còn giữ lại trong đất để sử dụng cho vụ sau.

Bón phân Văn Điển cây mía khoẻ, lóng to, mắt nhỏ, cây chắc, không bị xốp ruột như bón nhiều đạm, nước ngọt, không chua; lá phát triển dựng đứng, màu xanh sáng, tăng khả năng quang hợp. Đặc biệt, do có chất silic nên lá mía dày, vỏ bóng cứng hạn chế sâu đục thân và nấm bệnh, tăng hàm lượng  và chất lượng đường saccaro.

Theo thống kê đến hết năm 2021, tổng diện tích canh tác cây mía toàn tỉnh Hòa Bình có 7.130ha, năng suất bình quân 72 tấn/ha, tổng sản lượng 513.185 tấn. Hàng năm giá mía tím thương phẩm khá ổn định và ở mức cao, thu nhập bình quân từ 200 - 250 triệu đồng/ha...

Niên vụ 2021 - 2022, dù chịu tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, song đã có 87 tấn mía trắng xuất khẩu sang thị trường EU, Hàn Quốc.. Phân bón Văn Điển giúp nông dân khai thác tiềm năng và thế mạnh cây mía, góp phần làm cho cây mía tím Hòa Bình trở thành niềm tự hào của bà con người Mường Hòa Bình, giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo thu nhập ổn định.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.