| Hotline: 0983.970.780

Hướng dẫn chọn phân bón Văn Điển cho cây trồng vụ đông xuân

Thứ Năm 16/11/2023 , 22:08 (GMT+7)

Sau đây là một số hướng dẫn về cách lựa chọn và sử dụng phân bón Văn Điển cho các cây trồng vụ đông xuân ở miền Bắc.

Phân bón Văn Điển có đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng. 

Phân bón Văn Điển có đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng. 

Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng vụ đông xuân

Cây trồng vụ đông xuân ở khu vực phía Bắc rất đa dạng, chiếm diện tích lớn là lúa, ngô, rau màu và khoai tây.

Vụ đông xuân ở các địa phương phía Bắc gồm vùng đồng bằng, Trung Du và vùng miền núi có đặc điểm thời tiết thường lạnh, khô, có thời điểm nhiệt độ thấp dưới 13 độ C (nhiệt độ cây ngừng sinh trưởng).

Các loại cây trồng thường kéo dài thời gian sinh trưởng, đồng nghĩa với khả năng cho năng suất cao và cây trồng cũng cần nhiều loại chất dinh dưỡng hơn vụ mùa.

Những chất dinh dưỡng cây trồng cần, gồm: Chất đa lượng (cây cần nhiều) là: Đạm (N); Lân (P2O5) và kali (K2O). Các loại chất cây cần trung bình gồm: Vôi (CaO), Magie (MgO), silic (SiO2) và lưu huỳnh (S). Các loại chất vi lượng cần ít nhưng không thể thiếu là: Bo (B); kẽm (Zn); Sắt (Fe); Mangan (Mn); Đồng (Cu); Coban (Co).

Bên cạnh đó, yếu tố đất đai vụ đông xuân cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Độ chua trong đất thường cao do sự phân giải chất hưu cơ chậm chạp trong điều kiện lạnh giá ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ của cây nhất là lúa, ngô…

Sự chuyển hóa giải phóng dinh dưỡng từ đất ra môi trường cũng giảm, nhu cầu bón phân cung cấp dinh dưỡng cho đất tăng cao mới đáp ứng được năng suất cây trồng.

Phân bón Văn Điển thích hợp cho mọi loại cây trồng vụ đông xuân tại phía Bắc.

Khác biệt với các loại phân khác, phân bón Văn Điển có đầy đủ 13 chất dinh dưỡng cho cây trồng. Bên cạnh chất đạm, lân, kali, phân bón Văn Điển còn đầy đủ chất vôi, magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng, làm ngọt hóa đất, thông thoáng không khí trong đất giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng.

Cây trồng khỏe mạnh, thân cứng, lá dày, không sâu bệnh cao, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cây trồng cao, chất lượng tốt, dễ tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, mặt khác phân bón Văn Điển còn bổ sung các dưỡng chất mà trong đất thiếu làm cho đất ngày càng màu mỡ.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm phân bón Văn Điển

Sử dụng một trong các dòng sản phẩm phân bón lót lúa, gồm: Đa yếu tố NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S= 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… dạng hạt màu ghi dùng bón lót trước cấy hoặc trước khi gieo sạ lượng bón từ 8 - 10kg/sào (360m2). 

Đa yếu tố NPK 8.8.4 (lúa 1) có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S= 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… dạng hạt màu ghi dùng bón lót trước cấy hoặc trước khi gieo sạ, lượng bón từ 10 - 12kg/sào. 

Đa yếu tố NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S= 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… dạng hạt màu ghi xám, chuyên dùng bón lót trước cấy hoặc trước khi gieo sạ, lượng bón từ 15 - 17kg/sào. 

Các địa phương có tập quán bón thúc một đợt dùng toàn bộ lượng phân thúc bón vào lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Các địa phương có tập quán bón thúc một đợt dùng toàn bộ lượng phân thúc bón vào lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Bón thúc lúa vụ đông xuân sau:

Đa yếu tố NPK 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S= 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… dạng hạt màu đỏ ớt dễ tan, dùng bón thúc cho lúa đẻ nhánh và bón đón đòng, lượng bón từ 10 - 12kg/sào (360m2) bón tập trung 2/3 lượng phân thúc vào lúc cây lúa có lá mới, nếu lúa gieo thẳng bón lúc dặm tỉa (lúa có 4 lá), còn 1/3 bón đón đòng vào lúc lúa đứng cái.

Các địa phương có tập quán bón thúc một đợt dùng toàn bộ lượng phân thúc bón vào lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Đa yếu tố NPK 13.3.10 (lúa 2): Có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S= 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… dạng hạt màu ghi xanh, dễ tan lượng bón từ 10 - 12kg/sào, thời điểm bón cho lúa cấy, sau khi lúa ra lá mới, đối với gieo thẳng bón khi dặm tỉa cây (lúa có 4 lá).

Địa phương có tập quán bón đón đòng dùng 2/3 lượng phân thúc bón đẻ nhánh còn 1/3 bón đón đòng.

Đa yếu tố NPK 16.5.17: Có thành phần dinh dưỡng: N = 16%; P2O5 = 5%; K2O = 17%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S= 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… dạng hạt ba màu dễ tan, lượng bón từ 8 - 10kg/sào, bón thúc khi bắt đầu đẻ nhánh, nếu gieo thắng bón khi cây lúa có 4 lá (lúc dặm tỉa định cây).

Đối với cây ngô đông xuân:

Bón phân Văn Điển cho cây ngô lấy hạt: Những vùng đất đồi, gò, bậc thang bạc màu cần phải bón lân nung chảy Văn Điển lót trước khi tra hạt mầm.

Lượng bón 12 - 14 kg/sào (360m2) + 20 - 25 kg đa yếu tố NPK 5.10.3 hoặc đa yếu tố NPK 8.8.4. Khi cây ngô có 4 - 5 lá, sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc dùng đa yếu tố 13.3.10.

Lượng bón 20 - 25 kg/sào rải đều phân xa gốc sau đó vun đất kín phân. Khi ngô xoáy nõn (7 -9 lá) bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc dùng đa yếu tố NPK 13.3.10, rải phân xa gốc 15 - 20cm, và vun cao luốn hoặc hốc ngô nếu đất khô cần tưới hoặc bón theo mưa để phân nhanh tan cây hấp thụ tốt.

Đối với cây khoai tây:

Sử dụng phân đa yếu tố NPK 10.7.3 hoặc đa yếu tố NPK 8.8.4 bón lót, lượng bón 15 - 18 kg/sào, bón cùng 3 - 4 tạ phân hữu cơ hoai mục, khi cây khoai tây cao khoảng 15 - 20 cm (sau trồng 20 - 25 ngày) sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc đa yếu tố NPK 13.3.10, lượng bón 20 - 25 kg/sào.

Rải đều phân vào giữa hai hàng khoai, xa gốc 10 - 15 cm, nếu trồng luống một hàng bón vào mép luống, bón phân xong vun luống kết hợp tưới nước đợt 1.

Sau bón phân đợt 1 khoảng 20 - 25 ngày (sau trồng 40 - 50 ngày) bón thúc đợt 2 bằng phân đa yéu tố NPK 12.5.10 hoặc đa yếu tố NPK 13.3.10, lượng bón 20 - 25 kg/sào.

Rải đều phân lên mặt đất giữa hai hàng khoai hoặc 2 mép luống, vét toàn bộ đất rãnh luống vun cao, kết hợp tưới nước đợt 2.

Đối với cây rau củ quả vụ đông xuân:

Rau su hào, bắp cải, súp lơ: Sử dụng đa yếu tố NPK 5.10.3 bón lót vào rạch luống, lượng bón 20 - 25 kg/sào trước khi trồng cây con. Nếu dùng đa yếu tố NPK 10.7.3 hoặc đa yếu tố NPK 8.8.4 lượng bón từ 15 - 20 kg/sào. Sử dụng phân bón thúc đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc đa yếu tố NPK 12.5.10, lượng bón cả vụ 20 - 25 kg/sào.

Rải trực tiếp phân trên mặt luống xa gốc cây tưới nước khi cây ngả lá bàng 2/3 lượng phân thúc cả vụ, còn 1/3 hòa loãng phân tưới khi cây hình thành củ (su hào), cuốn bắp (cải bắp), ra hoa (súp lơ).

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm phân bón Văn Điển cho cây bí xanh: Sử dụng đa yếu tố NPK 10.7.3 hoặc đa yếu tố NPK 8.8.4, lượng bón 20 - 25 kg/sào, bón lót vào hốc phủ đất kín phân trước khi trồng bầu cây con.

Khi cây bí xanh có 2 - 3 lá thật, hòa loãn phân đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc đa yếu tố NPK 13.3.10 tưới nhử cho cây, khi cây phân cành ra tua dùng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc đa yếu tố NPK 13.3.10 lượng bón 20 - 25 kg/sào, rải phân xa gốc 10 - 15 cm, vun đất kín phân tưới nước.

Xem thêm
Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?