| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 13/06/2019 , 08:23 (GMT+7)

08:23 - 13/06/2019

BOT tăng phí dựa trên cơ sở nào?

Thông tin 49 dự án BOT trên cả nước sắp đồng loạt tăng phí khoảng 12-18% khiến người tham gia giao thông thêm một phen sửng sốt.

49 dự án BOT trên cả nước sắp đồng loạt tăng phí. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân để Bộ GTVT đồng ý kế hoạch tăng phí là do… các chủ đầu tư sụt giảm doanh thu. Nghe mà khó tin. Trước đây, Bộ trưởng Bộ GTVT- Nguyễn Văn Thể phân bua: “17 trạm thu phí đặt sai vị trí nhưng là chỗ thoáng rộng thuận lợi cho lưu thông nên vẫn đúng quy trình”, thì bây giờ chính ông lại nắc nỏm: “Đề nghị Chính phủ đồng thuận cho tăng phí để các nhà thầu yên tâm cải tạo đường và lập BOT mới!”.

BOT được viết tắt của 3 từ tiếng Anh Build - Operate - Transfer, nghĩa là Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao. Mục đích tốt đẹp của BOT là đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa để phát triển hạ tầng giao thông. Không lẽ, mỗi dự án BOT trước khi lập trạm thu phí không tính toán lộ trình bảo hành và rủi ro tài chính? Không lẽ, mỗi dự án BOT đều giao cho những doanh nghiệp ngây thơ nghiệp vụ và non yếu tư duy?

Ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam bày tỏ sự chua xót: “Bộ GTVT ký kết các điều khoản với chủ đầu tư trong hợp đồng BOT không phù hợp, đi ngược lại với nguyên tắc lời ăn lỗ chịu của kinh tế thị trường. Làm gì có chuyện khi làm ăn có lãi thì nhà đầu tư hưởng hết, còn khi thua lỗ thì đổ lên đầu người dân!”.

Chủ trương được thực thi đầy đủ là dự án BOT được bảo lãnh lợi nhuận gấp rưỡi mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, được bảo lãnh trượt giá, lạm phát bằng lộ trình tăng phí 3 năm/lần. Vậy thì tại sao lại có chuyện doanh thu sụt giảm thì xin tăng phí? Đừng nghĩ đơn giản, trạm thu phí BOT chỉ nhắm vào túi tiền của giới tài xế hoặc giới thương mại, mà hệ lụy của nó sẽ tác động trực tiếp vào từng bữa cơm người bình thường. BOT tăng phí, kéo theo hàng hóa tăng giá, kéo theo gánh nặng chia đều cho từng công dân. Sự hiện diện của BOT để góp sức cho xã hội, chứ không phải để làm giàu cho nhóm lợi ích những nhà đầu tư.

Đã đến lúc Quốc hội cần có chương trình giám sát khắt khe hơn với các dự án BOT. Không thể duy trì tình trạng những nhà đầu tư đua nhau giành giật các dự án BOT để phát tài rồi trút hết mọi bất ổn cho cộng đồng. Thử thống kê lại, sẽ thấy giật mình, 61 dự án BOT hiện nay hầu hết đều vay vốn từ ngân hàng, và chi phí trả lại được tính vào mức thu phí và thời gian thu phí. Phải chăng, đang thiếu một cơ sở pháp lý tối ưu cho việc giám sát các dự án BOT từ đấu thầu, thi công đến vận hành, khai thác? Sự minh bạch xung quanh các trạm thu phí BOT vẫn là câu hỏi ám ảnh không chỉ riêng ai.

Nếu các dự án BOT đều được đầu tư kiểu “mượn đầu heo nấu cháo” thì những vướng mắc sẽ còn tồn tại. Không thể dung túng các chủ đầu tư không cần năng lực gì, chỉ cần quan hệ để “mượn đầu heo nấu cháo”, khi ăn cháo xong thì chê đầu heo toàn… xương xẩu!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm