| Hotline: 0983.970.780

Buôn lậu qua Lào: 'Luật ngầm' ở biên giới

Thứ Tư 15/07/2020 , 08:35 (GMT+7)

Một số tiểu thương nói họ “chung chi” cho lực lượng chức năng ở biên giới thay vì bị “cắt phế” qua các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân trong việc xuất khẩu.

Một số tiểu thương nói họ 'chung chi' cho lực lượng chức năng ở biên giới thay vì bị 'cắt phế' qua các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân trong việc xuất khẩu. Ảnh: PV.

Một số tiểu thương nói họ “chung chi” cho lực lượng chức năng ở biên giới thay vì bị “cắt phế” qua các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân trong việc xuất khẩu. Ảnh: PV.

“Luật ngầm”

Đầu tháng 7, PV báo NNVN nhận được đơn thư tố giác của tiểu thương V. về việc “lợi dụng chức vụ quyền hạn” và “buôn lậu” tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên.

Tiểu thương V. nói đã bán cho đối tác là H. hơn 2.000 tấn, trong đó từ ngày 19/8/2019 đến 23/8/2019 bán 627,327 tấn gạo với tổng số tiền hàng khoảng 10 tỷ đồng cho H., người được cho là có “quan hệ mật thiết” với các cán bộ hải quan tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên.

Nhiều tiểu thương tại Điện Biên xác nhận với chúng tôi về H., người đã buôn bán nhiều năm nay tại cửa khẩu Tây Trang và khu vực đường mòn, lối mở ở biên giới Việt – Lào.

“Từ hồi tháng 8/2019 về trước, mỗi xe gạo (khoảng 50 tấn) muốn qua cửa khẩu Tây Trang thì phải nộp 5 triệu đồng cho cán bộ hải quan. Sau vụ lùm xùm tại cửa khẩu này về việc có tờ báo đưa tin hải quan “làm luật” thì mức thu bị nâng lên 12 triệu đồng mỗi xe”, các tiểu thương nói.

Cửa khẩu quốc tế Tây Trang nằm gần bản Ka Hâu, xã Nà Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, thông thương sang cửa khẩu Pang Hok, còn gọi là cửa khẩu Sop Hun ở huyện May, tỉnh Phongsaly, Lào.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm tháng 8/2019, các tiểu thương thường bán gạo qua Lào từ kho bãi ở xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Giá gạo tẻ phổ biến là 8.400 đồng/kg, giá gạo nếp là 16.200 đồng/kg. Để buôn sang Lào, tiểu thương thường thuê xe tải với tải trọng 50 - 70 tấn mỗi xe.

“Các xe được thông quan theo kiểu 1 kèm 1, hoặc 1 kèm 2, nghĩa là trung bình 3 xe qua cửa khẩu, chỉ 1 xe phải làm tờ khai”, tiểu thương V. nói.

Để xác minh thông tin, chúng tôi đã tìm gặp H., và được xác nhận sự việc nêu trên. “Em có quan hệ tốt với các chú hải quan ở cửa khẩu Tây Trang nên thường thì gạo của em được thông quan ngay, không cần làm thủ tục. Không chỉ có hàng em mua của V., mà hàng của người khác khi mua bán với em đều thế, lượng tiền hàng thông quan được vào năm ngoái lên là vài chục tỷ đồng”.

Theo lời H., khi tập trung đủ 11 - 12 xe tại cửa khẩu, H. sẽ thông báo cho cơ quan hải quan Tây Trang. Sau đó, lái xe chỉ cần vào xuất trình giấy tờ xe là được đi qua.

Chọn “luật ngầm” vì giá rẻ?

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải được cấp phép với các điều kiện về kho bãi, cơ sở xay xát đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng Nghị định 107/2018/NĐ-CP về Kinh doanh xuất khẩu gạo.

Gạo muốn xuất khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ, không phải nộp thuế, mà chỉ mất tiền phí tờ khai là 20.000 đồng. Theo quy định, mỗi chuyến hàng qua cửa khẩu Tây Trang phải có tờ khai và có thời gian trong 15 ngày.

Câu hỏi đặt ra là vì sao tiểu thương phải chấp nhận “luật ngầm” khi chỉ tốn 20.000 đồng làm tờ khai, không phải nộp thuế? “Nếu nhờ các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, thì họ “cắt phế” mỗi kg gạo là 200 đồng, vị chi nếu muốn nhờ họ đứng ra bán 100 tấn gạo thì mất 20 triệu đồng, đắt hơn chi tiền bôi trơn ở cửa khẩu”, tiểu thương V. cho biết.

Mặt khác, gạo là mặt hàng khó để được lâu, ai cũng muốn đưa hàng sang kho bãi bên Lào nhanh nhất có thể, nên tiểu thương chấp nhận “chung chi”.

Không rõ có phải vì liên quan việc hải quan “làm luật” ở cửa khẩu Tây Trang không, mà tháng 2/2020, Cục Hải quan Điện Biên đã điều chuyển cán bộ. Cụ thể, ông Nguyễn Minh, Chi cục trưởng, Bí thư Chi bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tây Trang được điều về Chánh văn phòng Cục Hải quan Điện Biên; ông Vũ Nguyên Hùng, Phó Chi cục trưởng, được điều về Phó Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan; ông Phan Văn Huyền, công chức thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tây Trang được điều về Đội Kiểm soát ma túy, Cục Hải quan tỉnh Điện Biên.

Ngày 9/7, chúng tôi đã làm việc với Cục Hải quan Điện Biên, cung cấp cho cơ quan này đơn tố giác của công dân, một số chứng cứ liên quan trong vụ việc.

Tuy nhiên, đến hôm nay (14/7), Cục Hải quan Điện Biên vẫn chưa cung cấp thông tin xác minh phần lớn trong số hàng nghìn tấn gạo mà tiểu thương V. đã bán cho H. thì làm cách nào số lượng lớn gạo như vậy của H. qua được cửa khẩu Tây Trang.

“Giấy tờ mua bán gạo của tôi với H. vẫn còn đây, có cả giấy tờ xác minh một đầu mối của phía Lào ít nhất là hơn 1.000 tấn gạo.”, tiểu thương V. nói.

Tòa thụ lý vụ kiện

Ngày 14/2/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã thụ lý vụ án hành chính số 14/2020/TLST-HC về việc: “Khiếu kiện Quyết định hành chính của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và Hành vị hành chính của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Điện Biên trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại”, giữa người khởi kiện là bà Bùi Thị Huyền Trang và bên bị kiện là Cục Hải quan tỉnh Điện Biên. Phiên tòa dự kiến diễn ra vào tháng 8/2020.

Bà Trang cũng đã có đơn tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự về hành vi “đòi tiền” của các cán bộ hải quan tại cửa khẩu Tây Trang thời kỳ 2019 như các ông Nguyễn Minh, Vũ Nguyên Hùng, Phan Văn Huyền - là 3 cán bộ đã được điều chuyển công tác.

Bà Trang cho biết nguyên nhân khởi kiện vì cho rằng ông Trần Vũ Hoàng - Cục trưởng Cục Hải quan Điện Biên có hành vi “bao che” cấp dưới với ông Minh, ông Hùng, ông Huyền.

Bà Trang nói từng được Cục Hải quan Điện Biên mời lên làm việc về đơn tố giác. Tại buổi làm việc, cơ quan hải quan giải thích việc nhận tiền tại cửa khẩu Tây Trang là “do các cá nhân vay tiền của nhau”. Không đồng ý với giải trình này của cơ quan hải quan, bà Trang tiếp tục làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an, viện kiểm sát, với cáo buộc cơ quan hải quan Tây Trang có hành vi tiếp tay cho buôn lậu, đòi tiền thương lái.

“Tôi có đầy đủ hình ảnh, file ghi âm, ghi hình liên quan đến hành vi đòi tiền của một số cán bộ hải quan và biên phòng tại cửa khẩu Tây Trang. Tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan hải quan Điện Biên”, bà Trang nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm