| Hotline: 0983.970.780

Bưu điện nhận Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam

Thứ Hai 08/04/2019 , 19:24 (GMT+7)

Bưu điện Việt Nam đã vượt qua những tiêu chí đánh giá chặt chẽ như: bảo vệ thương hiệu, chất lượng dịch vụ, kết quả kinh doanh, năng lực lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, năng lực đổi mới...

Đại diện cho Bưu điện Việt Nam lên nhận cúp Thương hiệu mạnh Việt Nam của Ban Tổ chức. (Ảnh: Bưu điện Việt Nam)

Tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chiều 8/4 cho hay, đơn vị này đã được trao Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam tại Liên hoan các Doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam 2018 - 2019.

Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam là chương trình thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam chủ trì được tổ chức từ năm 2001 đến nay, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Bưu điện Việt Nam đã vượt qua những tiêu chí đánh giá chặt chẽ từ các chuyên gia kinh tế hàng đầu như: bảo vệ thương hiệu, chất lượng dịch vụ, kết quả kinh doanh, năng lực lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, năng lực đổi mới, tính bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cam kết bảo vệ môi trường và các hoạt động tích cực đóng góp cho cộng đồng…

Trước đó, vào cuối năm 2018, theo Báo cáo xếp hạng của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam, Bưu điện Việt Nam là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực bưu chính và chuyển phát.

Kết thúc năm kế hoạch 2018, Bưu điện Việt Nam đã có kết quả tăng trưởng ngoạn mục khi chính thức “về đích” kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 trước 2 năm, đồng thời thực hiện thành công chiến lược phát triển của Tổng công ty đến năm 2020.

Tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt mức 1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ 2017; Tổng lợi nhuận đạt gần 422 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2017; Nộp ngân sách nhà nước dự kiến là 770 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch Bộ Thông tin và Truyền thông giao. Đảm bảo ổn định thu nhập và nâng cao chế độ cho người lao động so với năm 2017.

(Vietnam+)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm