| Hotline: 0983.970.780

Cá tra khổng lồ trên sông Mê Kông kêu cứu

Thứ Bảy 28/02/2009 , 09:59 (GMT+7)

Cá tra khổng lồ của sông Mê Công được liệt kê trong Sách kỷ lục thế giới là loài cá nước ngọt lớn nhất trên trái đất. Với chiều dài lên tới 3 mét và nặng tới 300 kg, đây là một loài thủy sản độc đáo của sông Mê Kông. Chúng được xếp vào danh sách các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ...

Cá tra khổng lồ của sông Mê Công được liệt kê trong Sách kỷ lục thế giới là loài cá nước ngọt lớn nhất trên trái đất. Với chiều dài lên tới 3 mét và nặng tới 300 kg, đây là một loài thủy sản độc đáo của sông Mê Kông. Chúng được xếp vào danh sách các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới.

Loài cá này bị cấm đánh bắt. Hiện tại chỉ còn khoảng vài trăm con cá trưởng thành ở khu vực sông Mekong. Những người tình cờ bắt được loài cá này lúc đầu muốn bán, nhưng vì không tìm được người mua nên thường xẻ thịt chia cho những người dân trong vùng.

Các quốc gia trong vùng đang có các dự án xây dựng những đập thủy điện trên sông Mê Kông, việc này sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường sống, sự sinh sản sản và tồn tại của loài cá khổng lồ này. Sông Sahong ở Khone Falls, Lào là con sông duy nhất trong khu vực không có thác nước. Đây là nơi dự kiến sẽ được xây đập thủy điện. Các nhà môi trường cho biết việc xây dựng đập thủy điện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình di cư của cá. Trung Quốc cũng xây dựng đập ở hai vị trí trên sông và họ cũng đã có kế hoạch xây dựng hàng chục con đập khác trên các nhánh sông Mê Kông ở Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Các khoa học gia nói rằng trong khoảng 2 thập niên vừa qua loại giant catfish này đã giảm sút đi 90%, qua đó tổng số những con cá bắt được hàng năm đã giảm xuống chỉ còn 1 con trong năm 2003, so với năm 1990 là 69 con.   Không cần phải có thống kê khoa học mới biết là loại cá này đã giảm sút đến mức độ nào. Ông Poom Boonnhuk, một ngư phủ Thái Lan cho biết:  Mỗi năm, cứ đến mùa cá là ông Poom hướng dẫn một nhóm dân chài tại quận Chiang Khong trong tỉnh Chiang Rai đi săn cá tra khổng lồ.  Ông Poom nhận thấy rằng, kể từ năm 2000, loại cá này đã giảm sút một cách trầm trọng, vì trong suốt mùa cá vừa qua, nhóm của ông chỉ bắt được có 3 con. Còn những mùa trước, khi thả lưới xuống là có thể bắt được một mẻ lớn, nhưng ngày nay bỏ lưới suốt cả ngày mà chẳng bắt được con nào, không những không có cá lớn, mà ngay cả cá nhỏ cũng biến mất. 

Để tránh hiểm họa diệt vong của loại cá quí hiếm này, các quốc gia nằm dọc theo vùng hạ nguồn của con sông này như Lào, Cam Bốt và Việt nam cũng đã hợp tác với Thái Lan trong nỗ lực bảo vệ sự sinh tồn của chúng.  Một trong những phương pháp có hiệu quả nhất đó là nỗ lực của bộ ngư nghiệp Thai lan phát động từ 2 thập niên qua trong việc phát động chương trình thụ tinh trứng cho những con cá cái mà họ bắt được. 

Kể từ khi mới được thành lập vào năm 2002, Viện nghiên cứ Thủy sản thuộc bộ ngư Nghiệp Thái Lan chỉ mới thành lập được một trung tâm ở thị trấn Ayutthaya cách Bangkok khoảng 76 km về hưóng bắc, nhưng việc cho cá tra khổng lồ sinh sản nhân tạo để thả chúng về với tự nhiên vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy việc xây dựng cơ chế bảo vệ và khai thác hợp lý các loài cá quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng chưa phải là muộn. Trên thực tế cả 3 chương trình Bảo tồn cá, Đa dạng sinh học vùng ngập lụt, và Cải thiện giao thông vùng sông Mê Kông đều chưa có tác dụng rộng rãi!. Vì vậy việc bảo vệ các loài cá quý hiếm ở đây rất cần:

-Thông tin rộng rãi đển ngư dân, kể cả các em học sinh, hiểu biết và nhận diện các loài cá quý hiếm cần được bảo vệ.

Cần một cơ chế tưởng thưởng xứng đáng để cho tất cả ngư dân trả cá trở về môi trường của chúng, mặt khác không cho phép đánh bắt và buôn bán tiêu thụ.

Cần một cơ chế nghiên cứu hợp lý về sinh lý và môi sinh nhằm sớm chuyển từ giai đoạn bảo vệ thuần túy sang thuần dưỡng, sinh sản và khai thác kinh tế các loài cá quý hiếm đắt giá của dòng sông Mê Kông.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.