| Hotline: 0983.970.780

Các địa phương ĐBSCL tích cực tham gia Ngày chuyển đổi số quốc gia

Thứ Ba 10/10/2023 , 17:52 (GMT+7)

ĐBSCL Thành lập hàng trăm Tổ công nghệ số cộng đồng, ký kết về cung cấp chữ ký số công cộng cho người dân… nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.

Kiên Giang ký kết hợp tác về chuyển đổi số

Sáng 10/10, tại Trường Đại học Kiên Giang, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị Ngày Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang năm 2023 và ký kết nhiều chương trình hợp tác về cung cấp dịch vụ chuyển đổi số với VNPT, Viettel, Mobifone Kiên Giang.

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang và Trường Đại học Kiên Giang ký kết chương trình đầu tư, phát triển chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Ảnh: Trung Chánh.

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang và Trường Đại học Kiên Giang ký kết chương trình đầu tư, phát triển chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Võ Minh Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang cho biết, Hội nghị Ngày Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Thời gian qua, nguồn lực về tài chính và nhân lực dành cho Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được quan tâm, tăng cường và đã đạt được các kết quả tích cực. Nhận thức và hành động về Chuyển đổi số có nhiều chuyển biến, hạ tầng số được tăng cường đầu tư, phát triển. Công tác cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến, số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính xử lý trực tuyến ngày càng tăng, thanh toán trực tuyến được triển khai hiệu quả.

Các đơn vị tham gia Hội nghị Ngày Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang năm 2023 đã ký kết chương trình hợp tác và cùng bắt tay nhau quyết tâm thực hiện thành công chuyển đổi số. Ảnh: Trung Chánh.

Các đơn vị tham gia Hội nghị Ngày Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang năm 2023 đã ký kết chương trình hợp tác và cùng bắt tay nhau quyết tâm thực hiện thành công chuyển đổi số. Ảnh: Trung Chánh.

Đồng thời, triển khai hiệu quả Chiến lược Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung triển khai đồng bộ hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số của tỉnh Kiên Giang. Tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của các đơn vị, địa phương, thực hiện chia sẻ dữ liệu nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả.

Hậu Giang thành lập 600 Tổ công nghệ số cộng đồng

Tại tỉnh Hậu Giang, các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 diễn ra sôi nổi, với tinh thần chung là đổi mới, sáng tạo, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang kiêm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, tỉnh đã ban hành các kế hoạch về xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Toàn tỉnh đã thành lập được 600 Tổ công nghệ số cộng đồng tại các ấp, khu vực trên địa bàn, để hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số. Đã thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang với khoảng 28,5ha (xã Vị Tân, TP Vị Thanh) và bước đầu đã có 4 doanh nghiệp đăng ký, hiện đang triển khai xây dựng.

Tỉnh Hậu Giang đã thành lập được 600 Tổ công nghệ số cộng đồng tại các ấp, khu vực trên địa bàn, để hỗ trợ người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Hậu Giang đã thành lập được 600 Tổ công nghệ số cộng đồng tại các ấp, khu vực trên địa bàn, để hỗ trợ người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện nay, hầu hết cán bộ công chức và người dân Hậu Giang cũng đã thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới và đang bắt đầu được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số mang lại. Các nền tảng số cơ bản đã hoạt động hiệu quả như: Ứng dụng di động Hậu Giang, Cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống quản lý văn bản, thư điện tử công vụ, hệ thống họp trực tuyến, họp không giấy. Người dân Hậu Giang tham gia sử dụng các nền tảng số, mạng xã hội, mua bán hàng qua mạng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt… ngày càng tăng.

Kinh tế số, xã hội số của tỉnh bắt đầu được hình thành. Tỉnh đã từng bước hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các hợp tác xã đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của các địa phương lên sàn thương mại điện tử; đã có trên 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tham gia sử dụng các nền tảng công nghệ số để phục vụ quản trị, sản xuất và kinh doanh. Các lĩnh vực như y tế, lao động - thương binh và xã hội, du lịch, lưu trữ, đô thị, môi trường, dân tộc, NN-PTNT, thông tin và truyền thông, tư pháp - hộ tịch… đã được các địa phương thống nhất chủ trương đầu tư về công nghệ thông tin, tham gia chuyển đổi số của ngành…

Xem thêm
Chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc chú trọng tháo gỡ rào cản thể chế để phát triển khoa học, công nghệ khi triển khai các nhiệm vụ của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...