| Hotline: 0983.970.780

Các nhà khoa học Anh nỗ lực hồi sinh đồng cỏ vùng đất đá phấn

Thứ Tư 22/08/2018 , 19:36 (GMT+7)

Sau 3 năm nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, các nhà sinh thái học Anh đã tìm ra phương pháp mới để hồi sinh những đồng cỏ vùng đất đá phấn ở Salisbury Plain, quê hương của Stonehenge - một trong những biểu tượng của nước Anh. 

 Vùng cỏ trồng thử nghiệm của các nhà khoa học Anh trên một khu vực của Salisbury Plain

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh thái học số mới nhất phát hiện rằng những đặc tính hoặc đặc điểm của thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo độ màu mỡ của đất. Trong nghiên cứu được Hội đồng Nghiên cứu môi trường tự nhiên (NERC) tài trợ này, các nhà khoa học từ Đại học Manchester, Trung tâm Sinh thái - thủy văn và Đại học Lancaster, đã tiến hành thực nghiệm trên một khu vực của Salisbury Plain. Các nhà nghiên cứu đã xác định việc trồng cây dựa trên sự kết hợp những đặc tính của cây trồng có thể khôi phục độ phì nhiêu của đất ở những vùng cỏ đá phấn.

Giáo sư Richard Bardgett, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh: "Kết quả này rất quan trọng bởi chúng gợi ý cho chúng ta rằng có thể xây dựng các cộng đồng thực vật, dựa trên hiểu biết về cách chúng ảnh hưởng đến đất, để đẩy nhanh sự phục hồi của đất bị thoái hoá." 

Tiến sĩ Ellen Fry của Đại học Manchester, thành viên nhóm nghiên cứu, khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cấu trúc và độ sâu của rễ cây, cũng như chiều cao của cây, có thể cho chúng ta biết thời gian cần để đồng cỏ phục hồi sau khi suy thoái do thâm canh gây ra". Tác giả nghiên cứu nhấn mạnh: "Nếu, ít nhất trong giai đoạn phục hồi ban đầu, các loài thực vật được gieo trồng dựa theo các đặc điểm của chúng, chúng tôi cho rằng việc khôi phục các chức năng như chu kỳ nước và chất dinh dưỡng có thể diễn ra nhanh chóng trong 20 đến 30 năm".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Fry cảnh báo nếu các yếu tố gây suy thoái đất như sử dụng thuốc trừ sâu, chăn thả gia súc quá mức, du lịch và sinh hoạt của cư dân vẫn tiếp diễn, những đồng cỏ đá phấn của nước Anh vẫn sẽ bị đe dọa. 

Vùng cỏ trồng thử nghiệm của các nhà khoa học Anh trên một khu vực của Salisbury Plain

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Fry, kết quả nghiên cứu này có thể được ứng dụng để giúp các khu vực hạn hán ứng phó với biến đổi khí hậu. Bà cho biết nghiên cứu đã phát hiện sự kết hợp giữa các loại cây có rễ sâu và nông có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của hạn hán đối với các đồng cỏ. 

Salisbury Plain, vùng đồng bằng thưa thớt dân cư ở miền Nam nước Anh, là khu vực đồng cỏ đá vôi lớn nhất còn lại ở phía Bắc Tây Âu. Hoạt động thâm canh, du lịch và định cư đã khiến Anh mất đến 80% diện tích đồng cỏ đá phấn kể từ Thế chiến II đến nay. Trung bình có khoảng 40 loài thực vật, bao gồm cả hoa lan và hoa dại, phát triển trong phạm vi 1m2 đồng cỏ đá phấn. Chúng thu hút côn trùng, các loại bướm và chim hiếm, đồng thời đóng vai trò như một nơi tích trữ carbon, giúp giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm