| Hotline: 0983.970.780

Cách làm ở một huyện chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ Năm 20/02/2020 , 13:20 (GMT+7)

Từ một huyện vùng cao, điểm xuất phát thấp nhưng sau 10 xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã đạt được những kết quả nổi bật.

Là huyện miền núi nên Nam Trà My có điểm xuất phát thấp.

Là huyện miền núi nên Nam Trà My có điểm xuất phát thấp.

Đến thời điểm này thì huyện Nam Trà My vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn NTM. Do đó, vấn đề đầu tiên luôn được huyện quan tâm là phấn đấu đạt các tiêu chí NTM nói chung và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nói riêng.

Nhận thức được vấn đề này, huyện Nam Trà My đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, việc tuyên truyền này đã được huyện thực hiện bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Tất cả nhằm mục đích đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM gắn với cuộc vận động, phong trào thi đua lớn.

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhân dân đã tự nguyện đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng các công trình trên địa bàn. Kết quả huy động nguồn lực để xây dựng chương trình giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 91,90 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016 - 2018 là 32,22 tỷ đồng, năm 2019 là 18,79 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 là 40,90 tỷ đồng.

Sau 10 năm xây dựng NTM, kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My có nhiều bước phát triển.

Sau 10 năm xây dựng NTM, kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My có nhiều bước phát triển.

“Đến nay, công tác quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã hoàn thành phù hợp với yêu cầu thực tế. Kết cầu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi…được quan tâm đầu tư. Nam Trà My xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu quan trọng.

Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ sản xuất nhằm nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác; xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao; chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, từng bước giải quyết việc làm cho người dân”, ông Bửu cho biết.

Nhờ những định hướng chỉ đạo này mà sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Nam Trà My đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM được nâng lên. Hệ thống giao thông nông thôn được xây dựng, nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản, kích thích sản xuất phát triển.

Cùng với đó, so với trước đây thì các cơ sở vật chất, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa thể thao ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Nam Trà My được đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân ngày một tốt hơn. Cảnh quan môi trường nông thôn được quan tâm, bảo vệ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, số hộ khá, giàu tăng lên đáng kể.

Dù đã có được những thành quả ban đầu nhưng cũng không thể thừa nhận rằng, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM của huyện Nam Trà My vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Có thể kể đến là tiến độ triển khai xây dựng còn chậm so với mục tiêu đề ra. Phong trào xây dựng NTM vẫn chưa được đồng đều.

“Nhận thức của người dân địa phương vẫn còn hạn chế nên việc huy động nguồn lực đầu tư thực hiện xây dựng NTM còn thấp. Một bộ phận cán bộ, nhân dân còn trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

Ngoài ra, các mô hình tiêu biểu, hiệu quả trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện còn ít. Các doanh nghiệp và kinh tế hợp tác phát triển chưa mạnh, chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ nông dân trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, ông Bửu nói.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, để thực hiện tốt và hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện kiến nghị với Trung ương cân đối tăng mức hỗ trợ vốn trực tiếp của chương trình cho huyện, nhất là vốn đầu tư, phát triển, do điều kiện địa lý đặc thù của miền núi.

Bên cạnh đó, tăng mức hỗ trợ vố sự nghiệp để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, liên kết giá trị, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.