| Hotline: 0983.970.780

Cách ly một trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào TP.HCM

Thứ Ba 19/05/2020 , 10:10 (GMT+7)

Ngày 19/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, cách ly đối tượng nhập cảnh trái phép, điều tra dịch tễ những người tiếp xúc gần.

Khu vực cách ly người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Ng.Thủy.

Khu vực cách ly người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Ng.Thủy.

Được biết, tối ngày 13/5, người này đã đi từ Camphuchia về Việt Nam bằng đường bộ qua Kênh Đào - Châu Đốc (tỉnh An Giang), đến nhà người thân chơi và lưu trú tại đây. Sáng ngày 16/5, người này di chuyển vào TP.HCM bằng xe khách.

Ngày 17/5, Trung tâm Y tế quận Tân Bình nhận được thông báo có một trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia bằng đường bộ đến lưu trú trên địa bàn phường 5, quận Tân Bình.

Sau khi xác minh thông tin, Trung tâm Y tế quận Tân Bình đã thực hiện cách ly tập trung trường hợp này và lấy mẫu xét nghiệm. Điều tra dịch tễ những người tiếp xúc với trường hợp trên gồm người sống trong cùng hộ gia đình là chồng và hai con được hướng dẫn cách ly theo quy định. Đồng thời, tiến hành khử trùng hộ gia đình. Kết quả xét nghiệm lần 1 của người này và các trường hợp tiếp xúc gần là âm tính với virus SARS-CoV-2.

Trước đó, ngày 16/5, Việt Nam ghi nhận ca bệnh thứ 315 (nam, 39 tuổi, ngụ Tây Ninh) nhập cảnh trái phép bằng đường mòn (đi xe ôm do tài xế người Campuchia chở) về Việt Nam.

Theo điểm a, khoản 3, điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP hành vi nhập cảnh trái phép bị áp mức phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Tại điểm a, khoản 5, điều 11, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định, không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Tính đến sáng ngày 19/5, TP.HCM ghi nhận 58 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó 53 trường hợp đã được xuất viện, hiện còn 5 trường hợp đang được điều trị tại các bệnh viện

"Bệnh nhân 91" - phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Hiện tình trạng bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, chức năng phổi cải thiện, đang tiếp tục thở máy, tiên lượng còn nặng.

"Bệnh nhân 271", đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, tình trạng sức khỏe ổn định.

"Bệnh nhân 278", đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, hiện tỉnh táo, tự sinh hoạt cá nhân, giảm ho, không sốt, mạch, huyết áp bình thường, thở Oxy mũi.

"Bệnh nhân 321", sinh năm 1976, nam, quốc tịch Việt Nam, là tiếp viên hàng không hãng VietNam Airlines, đang được điều trị tại BV Dã chiến Củ Chi. Trước đó, bệnh nhân phục vụ trên chuyến bay VN62 từ Nga đến Vân Đồn với 340 hành khách (có 29 người nhiễm Covid-19). Sau đó, bệnh nhân đi chuyến bay VN7485 từ Hà Nội về Sài Gòn và được cách ly tại khu cách ly tập trung của hãng hàng không VNA. Ngày 14/5, xét nghiệm lần 1 và có kết quả âm tính. Ngày 17/05, mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính virus SARS-CoV-2.

"Bệnh nhân 322", sinh năm 1989, nam, quốc tịch Việt Nam, là tiếp viên hàng không hãng VietNam Airlines. Cùng đi trên chuyến bay VN62 ngày 13/5 từ Nga đến Vân Đồn (Quảng Ninh) và ở chung phòng với "bệnh nhân 321".

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm