| Hotline: 0983.970.780

Cải cách hành chính tạo thuận lợi cho nhà đầu tư quốc tế

Thứ Bảy 14/12/2019 , 07:25 (GMT+7)

Ngày 12/12 tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng (ACAPR) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức hội nghị đối thoại cấp cao về đề tài cải thiện môi trường đầu tư và thương mại Việt Nam.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch ACAPR.

Hội nghị do Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch ACAPR chủ trì với sự tham dự của hàng trăm đại biểu là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu và đại diện các Bộ, Ban, Ngành. Hội nghị tập trung thảo luận về những thách thức đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cũng như các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuận lợi cho nhà đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

Các phiên thảo luận xoay quanh ba chủ đề chính với phiên thảo luận đầu tiên, những thách thức về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và đầu tư vào Việt Nam, thảo luận các vấn đề cụ thể như đăng ký sản phẩm, thủ tục xuất nhập khẩu, quy trình hải quan.

Phiên thảo luận tiếp theo liên quan đến những thách thức của việc lưu hành sản phẩm trên thị trường, cụ thể là như bao bì, nhãn mác, quảng cáo. Phiên cuối cùng thảo luận về các thách thức đối với các doanh nghiệp châu Âu trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày như thuế, hải quan và quy trình cấp phép.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, để hoạt động cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất hơn và thật sự đi vào cuộc sống, cởi trói cho doanh nghiệp, Chính phủ sẽ căn cứ trên những tiêu chí rõ ràng để đánh giá các điều kiện kinh doanh và tính toán việc cắt giảm, đơn giản hóa. Từ tiêu chí đó, các bộ, ngành có phương án cắt giảm phù hợp và cũng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh trên thực tế, bảo đảm việc cắt giảm điều kiện kinh doanh mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
 
Để tiếp tục cải cách toàn diện, thực chất hơn hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cải cách mạnh mẽ thủ tục hải quan theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; thống nhất một đầu mối là cơ quan hải quan là thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.
 
Đối với phát triển chính phủ điện tử, thời gian qua, Việt Nam đã có những thành tựu bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà còn giúp thay đổi căn bản mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
 
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, các hội nghị đối thoại doanh nghiệp mà Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính tiến hành là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cải cách các cơ chế, chính sách, nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ các rào cản, khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động.
Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đang rất nghiêm túc trong việc xây dựng môi trường đầu tư, thương mại hấp dẫn và cởi mở, ghi nhận đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.

Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier chia sẻ, hội nghị đối thoại hôm nay đã thể hiện rõ rằng Chính phủ Việt Nam đang rất nghiêm túc trong việc xây dựng môi trường đầu tư, thương mại hấp dẫn và cởi mở, ghi nhận đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Các thành viên của EuroCham rất vinh dự được chia sẻ những khuyến nghị với Chính phủ và vui mừng nhận được những phản hồi trực tiếp từ các cấp lãnh đạo về các vấn đề họ gặp phải khi kinh doanh tại Việt Nam.

“Tôi cũng xin gửi lời chúc mừng đến Chính phủ đã ra mắt Cổng thông tin Dịch vụ công cộng quốc gia. Đây là một nền tảng điện tử, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ và người dân và khối doanh nghiệp, Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ của thành quả tích cực từ cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong thời gian gần đây. Chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều sự kiện như vậy trong tương lai tiếp tục hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính.” Ông Nicolas Audier.

Cuộc đối thoại này được đánh giá là tín hiệu tích cực ngay tại thời điểm quan trọng trong quá trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Việc thể hiện rằng Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang đối mặt là rất quan trọng trong bối cảnh Nghị viện châu Âu dự kiến sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào đầu năm 2020.

Đối thoại này là một trong những sáng kiến hoạt động thường niên trong khuôn khổ hợp tác giữa EuroCham, ACAPR và Văn phòng Chính phủ.

Đối thoại này là một trong những sáng kiến hoạt động thường niên trong khuôn khổ hợp tác giữa EuroCham, ACAPR và Văn phòng Chính phủ. EuroCham đã hợp tác với ACAPR từ năm 2017 với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các cải cách hành chính.

Từ năm 2018, EuroCham đã có bốn buổi làm việc cùng với ACAPR và đồng tổ chức Hội nghị đối thoại với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, quan hệ hợp tác này càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Với những đóng góp tích cực trong công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, vào ngày 15/5/2019, EuroCham đã vinh dự nhận Bằng khen của Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính ACAPR.

Xem thêm
Bà Châu Thị Mỹ Phương giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang

56/57 đại biểu đồng ý bầu bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang thông qua bỏ phiếu kín.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất