| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 08/12/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 08/12/2018

Cái nhìn khác vụ buộc trẻ vào cửa sổ!

Hình ảnh một bé trai 4 tuổi đang theo học tại trường Mầm non B Trực Đại (huyện Trực Ninh, Nam Định) bị nhốt vào phòng, buộc dây vào người treo lên cửa sổ khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Sự bức xúc ở đây là hoàn toàn chính đáng, song, cũng cần có cái nhìn từ nhiều phía mà ở đây, hãy đặt vào vị thế của phụ huynh, của cô giáo và cả quyền lợi của các học sinh cùng lớp.

Có một thông tin rất quan trọng cần lưu ý ngay, đó là cháu P. chậm phát triển trí tuệ nên năm nay đã 4 tuổi mà vẫn chưa biết nói, có các biểu hiện tăng động, xâm hại bạn bè.

Hình ảnh do một phụ huynh có con nhỏ đang theo học tại trường này chụp lại và tung lên mạng xã hội

Vậy trước hết, từ góc độ phụ huynh, xin nhắc lại, sự bức xúc, thậm chí phẫn nộ là chính đáng bởi đây là hình ảnh phản giáo dục.

Song, hãy đặt vào vị thế cô giáo. Ví dụ một lớp có 30 em, trong đó có một học sinh tăng động, luôn bắt nạt bạn khác mà nguyên nhân là bệnh lý (rối loạn phổ tự kỉ - RLPTK), hay đánh bạn bè, tức là không thuộc lĩnh vực giáo dục có thể giải quyết thì cô giáo phải làm gì? Cô chỉ có thể quan tâm hơn tới em chứ không thể lúc nào cũng chăm chắm vào một học sinh vì còn 29 em khác.

Đối với các bạn cùng lớp, các em không thể phải chịu đựng một bạn mà bất cứ lúc nào cũng gây sự với mình.

Đối với phụ huynh của 29 em kia, họ có chấp nhận con mình luôn bị hành hung, thậm chí về nhà với những vết cào rỉ máu?

Vậy bài toán nào cho vụ việc này?

Xin trích ý kiến của GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, người dành cả cuộc đời mình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Ông cũng là Giáo sư hàng đầu về Nhi khoa, được bạn bè quốc tế kính trọng đăng trên Facebook cá nhân:

“Chúng ta lên án và trách các cô giáo nhưng cũng nên biết rằng hầu như gần hết giáo viên mầm non chưa được trang bị kiến thức về trẻ RLPTK. Họ không hiểu trẻ RLPTK có những đặc tính gì, cần phải quản lí và giáo dục như thế nào.

Vì vậy ngoài lỗi của các cô cũng phải thấy lỗi của những người có trách nhiệm ở cấp cao hơn vì chưa nhận thức được vấn đề và chưa có các chính sách thích hợp.

Sự việc rồi sẽ lặp lại ở đâu đó nếu các cô giáo không được trang bị các kiến thức về trẻ tự kỉ vì trong bất cứ lớp học mầm non nào rất có thể có ít nhất một trẻ bị RLPTK theo học.

Mong lắm một chính sách quốc gia cho trẻ tự kỉ, trong đó có chương trình tập huấn, trang bị kiến thức về RLPTK cho tất cả giáo viên mầm non toàn quốc”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm