Tại buổi làm việc với Ngài Quốc vụ khanh Toch Bunhour và Đoàn lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tà Keo, ông Võ Văn Phu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải nhà kính và bảo vệ môi trường là chính sách lớn, được quan tâm của Việt Nam.
Vừa qua, Đoàn chúng ta đã tham quan mô hình hưởng ứng chương trình 1 triệu ha lúa phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh mà Bộ NN-PTNT đã phát động, trong đó có sự tham gia của Bình Điền. Công ty CP Phân bón Bình Điền sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Bình Điền có chương trình canh tác lúa thông minh đã được Bộ NN-PTNT cấp chứng nhận. Hiện, Bình Điền đang triển khai chương trình 'Canh tác lúa thông minh' tại Campuchia. Sản phẩm của Bình Điền được các cơ quan nhà nước và nông dân Campuchia ủng hộ.
Ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ: Chương trình canh tác lúa thông minh đã được Bộ NNPTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật và đã được đưa vào áp dụng. Sau khi áp dụng thành công ở Việt Nam, mô hình này đã được đưa sang ứng dụng tại nhiều tỉnh của Campuchia.
Tại buổi làm việc, Ngài Quốc vụ khanh Toch Bunhour cho biết, chính quyền và nông dân Campuchia đánh giá cao chương trình canh tác lúa thông minh của Phân bón Bình Điền. Điều tôi rất vui mừng và kỳ vọng đó là công ty kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn mang điều có lợi đến cho nông dân.
Điểm quan trọng nhất là dù chúng ta là nhà kinh doanh phân bón, nhưng luôn khuyến cáo bà con cắt giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu. Điều đó phù hợp với mong muốn của chính phủ và nhân dân Campuchia. Ngài Quốc vụ khanh Toch Bunhour cũng đánh giá rất cao những tiến bộ kỹ thuật của Việt Nam trong canh tác lúa. Đồng thời, mong muốn những thành quả đó sớm chia sẻ cho Campuchia để áp dụng.
T.S Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ cho biết đã đi khảo sát và lấy mẫu đất một số tỉnh tại Campuchia phân tích cho thấy những mẫu đất này khá nghèo dinh dưỡng. C
húng tôi thấy sau khi thu hoạch lúa, bà con Campuchia xử lý rơm rạ là đốt bỏ. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng trong rơm rạ rất nhiều, chúng ta đốt đi thì lãng phí. Trong trường hợp vùi vào đất để trồng lúa, cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ. Bây giờ cần tìm giải pháp làm sao có thể hoàn trả rơm rạ cho đất, tăng dinh dưỡng nhưng cây vẫn không bị ngộ độc.
Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ nhà khoa học của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, trong đó có TS Vệ, đã nghiên cứu sản phẩm phân hủy rơm rạ nhanh bằng vi sinh vật để trả dinh dưỡng về cho đất. Hiện, sản phẩm này đã được tổ chức hội thảo, giới thiệu đến bà con nông dân Campuchia.
Bên cạnh giải quyết vấn đề về dinh dưỡng, khi giải quyết rơm rạ còn giúp giảm phát thải khí nhà kính. Đây chỉ một trong rất nhiều vấn đề mà bằng kinh nghiệm canh tác lúa ở ĐBSCL, chúng tôi có thể nhận thấy sau khi khảo sát ở Campuchia.
Ngài Quốc vụ khanh Toch Bunhour đánh giá cao những nỗ lực của Công ty CP Phân bón Bình Điền nhằm giải quyết những vấn đề mà nông dân trồng lúa Campuchia đang gặp phải. Ông mong muốn, thời gian tới, Bình Điền tiếp tục triển khai chương trình canh tác lúa thông minh tại Campuchia.
Nhờ ứng dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, cũng như quy trình canh tác lúa thông minh phù hợp với điều kiện canh tác tại Campuchia, các mô hình đã tăng năng suất bình quân trên 1 tấn/ha, tăng lợi nhuận khoảng 500 USD/ha (tương đương 24 triệu đồng/ha).
Đồng thời, sớm chia sẻ những tiến bộ kỹ thuật, những cách làm hay nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo tại Campuchia. Về phía Campuchia sẽ hỗ trợ để doanh nghiệp có thể triển khai thuận lợi, trong thời gian tới sẽ cử cán bộ sang Việt Nam tập huấn các quy trình trồng lúa giảm phát thải.
Từ hiệu quả đó, lãnh đạo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia rất tâm đắc và muốn tiếp tục mở rộng thực hiện trong năm 2024 trên cây lúa cũng như nhiều loại cây trồng khác tại Campuchia.
Không những đưa lại hiệu quả về kinh tế, các mô hình còn tạo hiệu ứng xã hội rất tốt. Các hoạt động truyền thông, hội thảo, tập huấn, thăm đồng đã giúp chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ canh tác của bà con nông dân.