Việc sản xuất than đước để xuất khẩu gặp khó khăn, nên các lò hầm than ở đây chỉ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Cùng với đó, trong khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, người dân hầu hết đều sử dụng gas, bếp điện, bếp từ… thay than đước. Chính vì vậy, cuộc sống của những lao động bám trụ với nghề hầm than vẫn còn vất vả.
Theo đó, nguyên liệu chính để hầm than là cây đước, khách hàng thường xuyên tiêu thụ than đước chủ yếu là quán ăn. Thời buổi công nghệ thông tinh bùng nổ, có nhiều nơi SX các loại than thay thế cho than đước như than đá, than sinh học… nên hiện nay đang gặp khó.
|
Anh Huỳnh Thanh Vũ, thành viên HTX chế biến than 2/9, ngụ huyện Năm Căn chia sẻ, từ lâu, nghề hầm than đước đã trở thành nghề truyền thống của nhiều gia đình ở đây |
|
Ông Chung Hoàng Giang, thành viên HTX chế biến than 2/9, ngụ huyện Năm Căn, tâm tình: “Mỗi lần vào xóm lò than, mùi củi đun thoát ra, có chút khó thở” |
|
Ghi nhận của PV báo NNVN, cho thấy, nghề hầm than đúng là một nghề cơ cực, để hoàn thành một mẻ than phải trải qua hơn một tháng trời vất vả với rất nhiều công đoạn |
|
Củi được cắt ngắn theo kích thước để hầm và củi tạm dùng để đốt lò |
|
Vận chuyển củi đước đưa vào lò, sắp xếp ngay ngắn |
|
Nỗi mệt nhọc hằng lên khuôn mặt của nhiều công nhân tại HTX hầm than 2/9 |
|
Rời xóm lò than, những ngôi lò mấp mé bên sông, những gương mặt bám đầy bụi than, họ vẫn cần mẫn làm việc vì cuộc sống mưu sinh trong gian khó |
|
Dường như cuộc mưu sinh đã khiến họ quen dần với khói bụi, với những nhọc nhằn và chấp nhận đánh đổi, để có được cuộc sống ổn định hơn |