| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh Robot sát thủ thông minh - những người lính không bao giờ ngủ của Hàn Quốc

Thứ Sáu 01/12/2017 , 09:30 (GMT+7)

Omnifeed cho hay, Robot này có tên Super aEgis II có khả năng nhận dạng, truy tìm và nhắm bắn mục tiêu không cần có sự can thiệp của con người. Trên robot có vũ khí gồm đế và súng, to cỡ bằng một chú chó lớn, trông bắt mắt, sạch sẽ.

Băng đạn đủ mạnh để phá hủy chiếc xe tải. Một sợi cáp Ethernet (nối liền các máy tính để thiết lập mạng nội địa) nối từ bệ súng đế dẫn xuống nền cỏ rồi chạy vào một lều vải. Sợi cáp được kéo lên trên giá đỡ rồi luồn vào phía sau chiếc máy tính với màn hình hiển thị các hình ảnh khác nhau do camera truyền về.

Một camera to bằng mắt cá ghi hình có góc rộng 180 độ cho thấy quang cảnh trước mắt. Một camera khác theo dõi từ trên không xuống. Những hình chóp nón màu đỏ phía trước, đánh dấu tầm tấn công của tháp pháo. Phạm vi này quy ra địa hình thực tế sẽ là một khu vực trải dài 4km, đủ để xâm nhập vào sâu trong thành phố nếu tính từ địa điểm quan sát trên cao đầy lợi thế này.

Cạnh bàn phím là một bộ cần điều khiển phức tạp, khá giống với bộ điều khiển các game máy tính hiện đại. Một tấm gỗ gắn vào bàn ở phía trên bảng điều khiển cho biết chức năng của từng loại nút bấm khác nhau. Một nút là để ngắm bắn. Một nút khác để đo khoảng cách từ vị trí súng tới mục tiêu. Một để nạp đạn.

06-50-01_robot_killer-1jpg
Super aEgis II có tầm hoạt động tới 4km và đủ sức hạ được mục tiêu cỡ xe tải
06-50-01_robot_killer-2
Tháp pháo tự động có thể giám sát biên giới 24 giờ/ngày, không giống như một người lính
06-50-01_robot_killer-3
Một phi công có thể cố ý tạo ra vụ đâm máy bay, nhưng máy bay không người lái sẽ không bị chiếm quyền kiểm soát
06-50-01_robot_killer-4
Robot quân sự có thể được tạo ra hoạt động trong phạm trù đạo đức của con người
06-50-01_robot_killer-6
Khi công nghệ phát triển, các công ty chế tạo ra Super aEgis II sẽ phải tạo ra ranh giới đạo đức cho máy móc

 

(Theo omnifeed.com)

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm