| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh vườn cam cuối vụ hơn 2.000 tấn ồ ạt rụng

Thứ Ba 18/02/2020 , 09:24 (GMT+7)

Nhìn vườn cam ồ ạt rụng, nhiều hộ dân tại huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) không khỏi xót xa. Bởi bao vốn liếng, công sức của họ đã bị mất chỉ trong vài ngày.

Khoảng 1 tuần nay do mưa kéo dài nhiều ngày, đã khiến nhiều diện tích cam ở Hàm Yên ồ ạt rụng. Trong đó xã Phù Lưu rụng 1.200 tấn, xã Yên Lâm rụng 550 tấn, xã Yên Thuận rụng 300 tấn…  Ảnh: Đào Thanh.

Khoảng 1 tuần nay do mưa kéo dài nhiều ngày, đã khiến nhiều diện tích cam ở Hàm Yên ồ ạt rụng. Trong đó xã Phù Lưu rụng 1.200 tấn, xã Yên Lâm rụng 550 tấn, xã Yên Thuận rụng 300 tấn…  Ảnh: Đào Thanh.

Hơn 2.500 tấn cam đồng loạt rụng khiến nhiều vườn cam trĩu quả chỉ còn lác đác vài quả. Cam rụng tràn ngập ở dưới gốc, dưới các khe đồi, khe suối. Ảnh: Đào Thanh.

Hơn 2.500 tấn cam đồng loạt rụng khiến nhiều vườn cam trĩu quả chỉ còn lác đác vài quả. Cam rụng tràn ngập ở dưới gốc, dưới các khe đồi, khe suối. Ảnh: Đào Thanh.

Nguyên nhân ban đầu được Phòng NN-PTNT huyện Hàm Yên xác định là do cam cuối vụ đến giai đoạn chín quá lại gặp thời tiết mưa liên tục nên ồ ạt rụng. Hơn nữa năm nay, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến các lễ hội trên địa bàn cũng như việc thông thương vận chuyển hạn chế, cam tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đào Thanh.

Nguyên nhân ban đầu được Phòng NN-PTNT huyện Hàm Yên xác định là do cam cuối vụ đến giai đoạn chín quá lại gặp thời tiết mưa liên tục nên ồ ạt rụng. Hơn nữa năm nay, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến các lễ hội trên địa bàn cũng như việc thông thương vận chuyển hạn chế, cam tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đào Thanh.

Tại nhiều vùng cao, việc thuê nhân công cõng cam xuống điểm tập kết lên tới 10.000 đồng/yến, trong khi cam bán cho thương lái chỉ 4.000-5.000 đồng/kg, trừ các khoản đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê nhân công làm cỏ… khiến chủ vườn gần như không có lãi. Ảnh: Đào Thanh.

Tại nhiều vùng cao, việc thuê nhân công cõng cam xuống điểm tập kết lên tới 10.000 đồng/yến, trong khi cam bán cho thương lái chỉ 4.000-5.000 đồng/kg, trừ các khoản đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê nhân công làm cỏ… khiến chủ vườn gần như không có lãi. Ảnh: Đào Thanh.

Anh Lý Phúc Thái, Trưởng thôn Khuổi Nọ, xã Phù Lưu cho biết, thôn có 80 hộ trồng cam, với tổng sản lượng khoảng 2.000 tấn. Vụ năm nay có khoảng 50% hộ có cam bị rụng đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập. Nhất là với 4 hộ nghèo và hộ cận nghèo đã vay tiền của ngân hàng để đầu tư trồng cam thì khó khăn càng chồng chất khó khăn. Ảnh: Đào Thanh.

Anh Lý Phúc Thái, Trưởng thôn Khuổi Nọ, xã Phù Lưu cho biết, thôn có 80 hộ trồng cam, với tổng sản lượng khoảng 2.000 tấn. Vụ năm nay có khoảng 50% hộ có cam bị rụng đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập. Nhất là với 4 hộ nghèo và hộ cận nghèo đã vay tiền của ngân hàng để đầu tư trồng cam thì khó khăn càng chồng chất khó khăn. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện huyện Hàm Yên còn hơn 11.000 tấn cam chưa thu hoạch, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang khuyến cáo người dân nỗ lực thu hoạch tránh thiệt hại. Hiện Tuyên Quang đã hết mưa nên cam đã hạn chế rụng, nhưng nếu tiếp tục có mưa thì cam sẽ lại tiếp tục rụng. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện huyện Hàm Yên còn hơn 11.000 tấn cam chưa thu hoạch, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang khuyến cáo người dân nỗ lực thu hoạch tránh thiệt hại. Hiện Tuyên Quang đã hết mưa nên cam đã hạn chế rụng, nhưng nếu tiếp tục có mưa thì cam sẽ lại tiếp tục rụng. Ảnh: Đào Thanh.

Toàn huyện Hàm Yên có hơn 7.000 ha cam. Tổng sản lượng trung bình hằng năm đạt gần 81.000 tấn. Từ đầu vụ đến nay huyện đã thu hoạch được 70.000 tấn, còn lại khoảng 11.000 tấn. Tuy nhiên, khoảng 1 tuần nay nhiều vườn cam chỉ còn lác đác vài quả. Ảnh: Đào Thanh.

Toàn huyện Hàm Yên có hơn 7.000 ha cam. Tổng sản lượng trung bình hằng năm đạt gần 81.000 tấn. Từ đầu vụ đến nay huyện đã thu hoạch được 70.000 tấn, còn lại khoảng 11.000 tấn. Tuy nhiên, khoảng 1 tuần nay nhiều vườn cam chỉ còn lác đác vài quả. Ảnh: Đào Thanh.

   

Cam ở Hàm Yên tập trung chủ yếu tại 13 xã, trong đó các xã có diện tích cam lớn nhất là Phù Lưu với sản lượng trung bình năm đạt 32.000 tấn; xã Tân Thành, sản lượng gần 8.000 tấn; xã Yên Lâm, sản lượng 6.700 tấn. Ảnh: Đào Thanh.

Cam ở Hàm Yên tập trung chủ yếu tại 13 xã, trong đó các xã có diện tích cam lớn nhất là Phù Lưu với sản lượng trung bình năm đạt 32.000 tấn; xã Tân Thành, sản lượng gần 8.000 tấn; xã Yên Lâm, sản lượng 6.700 tấn. Ảnh: Đào Thanh.

Hạn chế những thiệt hại đáng tiếc cho những niên vụ tiếp theo, Ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cũng như UBND huyện Hàm Yên sẽ xây dựng kế hoạch tăng cường quảng bá, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến sâu; khuyến cáo bà con nên bán cam vào dịp tháng 10, tháng 11 âm lịch (thời điểm cam chính vụ). Ảnh: Đào Thanh.

Hạn chế những thiệt hại đáng tiếc cho những niên vụ tiếp theo, Ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cũng như UBND huyện Hàm Yên sẽ xây dựng kế hoạch tăng cường quảng bá, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến sâu; khuyến cáo bà con nên bán cam vào dịp tháng 10, tháng 11 âm lịch (thời điểm cam chính vụ). Ảnh: Đào Thanh.

Xem thêm
Khôi phục sản xuất nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong khắc phục thiên tai

Khôi phục sản xuất nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong khắc phục thiên tai. Giống lúa lai F1 KCR06-1 cho năng suất cao, chất lượng vượt trội. 2 triệu giỏ hoa kiểng Sa Đéc sẵn sàng phục vụ thị trường Tết. Yên Bái: Hơn 4.500 ha quế đạt chuẩn hữu cơ quốc tế.

Công nghệ dự báo thời tiết chính xác, công cụ hữu hiệu phòng chống thiên tai

Ở Việt Nam, các mô hình dự báo thời tiết có độ chính xác cao theo từng khu vực hồ chứa, từng lưu vực để phục vụ quản lý theo thời gian thực đã được triển khai và phát huy hiệu quả. Qua đó, giúp cắt lũ, giảm thiệt hại cho vùng hạ du và khai thác tối đa tài nguyên nước.

Ninh Thuận phát triển du lịch nông nghiệp theo cách khác biệt

Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, trong đó du lịch nông thôn là một trong những loại hình có lợi thế và dư địa phát triển, mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn

Cần Thơ Luật Đất đai 2024 là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, giúp người dân tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.