| Hotline: 0983.970.780

Cần có cơ chế đặc thù cho Tây Nguyên phát triển

Thứ Sáu 02/08/2024 , 15:10 (GMT+7)

Các tỉnh Tây Nguyên đang có nhiều khó khăn, vướng mắc nên đề nghị Trung ương cần có cơ chế đặt thù để phát triển.

Sáng 2/8, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì buổi làm việc của Tiểu ban kinh tế xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Tham gia hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và lãnh đạo các Bộ, ngành cùng 5 tỉnh Tây Nguyên.

Các tỉnh Tây Nguyên đề nghị Trung ương cần có cơ chế đặc thù để vùng phát triển. Ảnh: Quang Yên.

Các tỉnh Tây Nguyên đề nghị Trung ương cần có cơ chế đặc thù để vùng phát triển. Ảnh: Quang Yên.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác nghe đại diện lãnh đạo các địa phương vùng Tây Nguyên báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh và cả vùng.

Các báo cáo khẳng định, Tây Nguyên có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế như: du lịch gắn với văn hóa bản sắc dân tộc, nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxite… Tuy nhiên, phát triển vùng vẫn còn những mặt hạn chế như: Các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường của vùng đạt kết quả còn khiêm tốn so với cả nước.

Các tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế chưa có tính đột phá, các ngành kinh tế trọng điểm đóng góp chưa rõ nét; tăng trưởng về nông nghiệp, lâm nghiệp chưa thật sự bền vững; phát triển công nghiệp - xây dựng còn thấp; hệ thống thông tin kết nối chưa đồng bộ, nguồn nhân lực chưa được huy động và sử dụng hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đời sống, thu nhập của người dân trong vùng còn nhiều khó khăn, chậm được cải thiện…

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc đang hiện hữu, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên cho rằng, với vị thế chiến lược đặc biệt, Tây Nguyên cần có cơ chế đặc thù để vùng phát huy thế mạnh, thoát khỏi vùng trũng của cả nước.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng Tây Nguyên đang rất sôi động nên các địa phương cần tận dụng tốt vấn đề này để phát triển kinh tế. Ảnh: Quang Yên.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng Tây Nguyên đang rất sôi động nên các địa phương cần tận dụng tốt vấn đề này để phát triển kinh tế. Ảnh: Quang Yên.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Tây Nguyên rất cần phải có các cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho vùng; Ưu tiên các chính sách về nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông liên vùng, trọng điểm.

“Đề nghị Trung ương quan tâm có cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược, đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của vùng. Có chính sách đặc thù hỗ trợ đối với các nghệ nhân trong khu vực nhằm động viên, khích lệ để họ tiếp tục cống hiến trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Tiếp tục quan tâm, có chính sách phù hợp nhằm giải quyết vấn đề thiếu đất, thiếu việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số của vùng Tây Nguyên”, ông Nghị kiến nghị.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, các địa phương cần có cái nhìn mới, tìm kiếm không gian phát triển mới cho Tây Nguyên.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Tây Nguyên đang là không gian sôi động, các doanh nghiệp khắp nơi tìm đến đây để đầu tư.

“Tây Nguyên có nhiều sản phẩm quốc gia như cà phê, sầu riêng, cao su nên các địa phương cần tự hào và tận dụng tốt lợi thế này. Nghề truyền thống từ ngàn đời của bà con là sống với rừng, thu hái dược liệu, việc phát triển dược liệu dưới tán rừng không chỉ tại sinh kế, các tỉnh Tây Nguyên nên nghĩ đến việc phát triển công nghiệp dược liệu dưới tán rừng, từ đó phát triển du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Không gian kinh tế của Tây Nguyên còn rất nhiều, tích hợp đa tầng giá trị trên một diện tích như kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch, nông nghiệp với năng lượng…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, các địa phương cần kích hoạt văn hóa để làm kinh tế, tạo ra nguồn vốn. "Tây Nguyên còn đậm đặc giá trị văn hóa, nhưng chúng ta chưa biết kích hoạt. Tư duy đơn ngành đang làm khó khăn các địa phương, muốn liên kết vùng thì phải liên kết ngành, các tỉnh phải ngồi lại với nhau. Nghiên cứu lập hội đồng doanh nghiệp vùng Tây Nguyên, cơ chế đặc thù thu hút đầu tư từ đó tạo động lực cho khu vực phát triển”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng Tây Nguyên đang rất nghèo, nhạy cảm nên sẽ có cơ chế đặc thù để phát triển. Ảnh: Quang Yên.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng Tây Nguyên đang rất nghèo, nhạy cảm nên sẽ có cơ chế đặc thù để phát triển. Ảnh: Quang Yên.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, những ý kiến tại hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để Tiểu ban kinh tế xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng có cơ sở xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Phó Thủ tướng đồng thời biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các tỉnh Tây Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân và đảm bảo quốc phòng an ninh.

“Tây Nguyên đang còn rất nghèo nhưng rất nhạy cảm, rất khó thu hút nguồn lực ngoài nhà nước. Dư địa, tiềm năng Tuyên Nguyên còn rất nhiều nhưng cơ chế chưa có hoặc có nhưng chưa tới. Do đó cần cơ chế đặc thù để Tây Nguyên phát triển bền vững, trong đó ổn định là tiêu chí hàng đầu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận 7 nhóm vấn đề mà hội nghị tập trung trao đổi và đề nghị các địa phương vùng Tây Nguyên tiếp tục có ý kiến bằng văn bản, nhất là những đề xuất các chính sách đặc thù gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Trung ương.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 2] Nỗi lo các khu neo đậu tàu thuyền

Trong những năm qua, hệ thống cảng cá ở các tỉnh Duyên hải miền Trung dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.