| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 10/10/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 10/10/2017

Cần 'đặt tên' chính xác cho dịch vụ Uber & Grab!

Sau khi các xe taxi “truyền thống” ở Hà Nội dán đề-can khẩu hiệu phản đối chương trình thí điểm Uber & Grab, nay tại TP.HCM cũng đang xuất hiện tình trạng tương tự.

Việc này làm nổi lên trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Đã đến lúc, Bộ GT-VT với chức năng quản lý nhà nước của mình, cần nhanh chóng xác định cho đúng với loại hình kinh doanh của Uber & Grab, để mang lại công bằng hơn với taxi truyền thống.

17-23-42_txi_ti_tphcm_dn_de-cn_khu_hieu_phn_doi_chuong_trinh_thi_diem_uber__grb
Taxi truyền thống dán đề can phản đối thí điểm Grab và Uber

Thực tế hiện nay đang có 2 loại hình taxi là taxi “truyền thống” và taxi “ứng dụng công nghệ”. Đều gọi là taxi bởi chúng cùng làm dịch vụ chuyên chở khách, chuyên chở hàng và thu cước phí. Về mặt quản lý nhà nước, taxi “truyền thống” đăng ký kinh doanh vận tải nên phải chịu nhiều khoản thuế, phí và quy định khác của các cơ quan chức năng.

Còn Uber & Grab chỉ đăng ký về lập trình máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin, không đăng ký kinh doanh vận tải chở người, chở hàng, hình thức vẫn là đi nhờ xe, chuyển hàng thông qua ứng dụng và thanh toán dựa trên thỏa thuận riêng. Nên phía các công ty như Uber & Grab “kết nối” các xe taxi “ứng dụng công nghệ”, thì luôn nói họ không phải là hãng quản lý, điều hành xe taxi, mà chỉ có chức năng kết nối. Bởi vậy họ không thể bị coi là hãng taxi (với chức năng kinh doanh vận tải), do đó không chịu sự quản lý của nhà nước như với các hãng taxi “truyền thống”.

Bộ GT-VT vẫn loay hoay chưa xác định rõ ràng loại hình kinh doanh của các công ty như Uber & Grab, nên việc quản lý, thu thuế đối với 2 loại hình taxi này, là không công bằng, khi có những chuyện cấm với xe taxi “truyền thống” nhưng không cấm xe taxi ứng dụng công nghệ. Như việc quy định giá cước của taxi “truyền thống” nhưng Uber, Grab thì không; Việc không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm Uber & Grab, nhưng giới hạn số lượng taxi truyền thống; Nhiều tuyến đường cấm taxi nhưng không cấm xe Uber & Grab…

Trách nhiệm và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước như Bộ GT-VT là phải điều chỉnh để tạo sự công bằng cho tất cả các chủ thể khi kinh doanh cùng một loại hình dịch vụ. Viễn cảnh Bộ GT-VT không còn các hãng taxi “truyền thống” để quản lý là có thực, bởi họ phá sản hết cả rồi, chủ yếu do sự thiếu công bằng trong quản lý.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm