| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 11/07/2016 , 08:42 (GMT+7)

08:42 - 11/07/2016

Cần hiểu nhau!

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, ông Doãn Mậu Diệp, gần đây có nói Bộ này đang lên kế hoạch hỗ trợ ngư dân bằng việc giúp đỡ họ đi xuất khẩu lao động, nhằm khắc phục hậu quả do nhà máy thép Formosa xả thải.

Hai năm trước, tôi gặp anh Năng, một ngư dân. Sau chuyến đi biển cùng nhau kéo dài, chúng tôi ngồi thư thả với nhau ở cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) và tâm sự về nhiều chuyện. Anh Năng sinh ra và lớn lên cùng biển, mới vài tuổi đầu đã chèo thuyền thúng đi đánh cá cùng cha. Hiện anh sống cùng vợ con ở mảnh đất Quy Nhơn (Bình Định) xinh đẹp, và hàng ngày, vẫn đi biển.

Tôi hỏi sao anh không ở nhà làm ở xưởng gỗ với bên nhà vợ, cũng kiếm được, chứ đi biển vất vả, nay sống, mai chết. Anh bảo rằng, đi biển miết, bây giờ quen, không đi thì nhớ, không chịu được. Hơn nữa, cái cảm giác một mình cầm lái, lênh đênh trên biển, uống rượu, ăn cá tươi, nó sướng lắm. "Đấy mới là sống, dù tiền ai cũng cần cả, chú em ạ!", anh nói.

Rất nhiều người nghĩ rằng, những nghề nào mà người ta cho rằng nó vất vả không nên làm, thì những người làm nghề ấy cũng nghĩ thế, cũng muốn tránh xa nó ra, muốn tìm một nghề khác. Như thế là không biết hoặc không hiểu họ và cái nghề của họ.

Nghĩa là anh Năng, nếu cần một sự giúp đỡ, thì là cần hỗ trợ một số tiền để có thể đóng một con tàu lớn hơn, vươn biển xa hơn để làm nghề tốt hơn chứ không phải một công việc khác, dù có thể nhiều tiền hơn, an toàn hơn. Xét về mục đích, sự hỗ trợ của Bộ LĐ-TB&XH dành cho ngư dân là cần thiết nhưng sự giúp đỡ ấy có phù hợp hay không thì còn phải bàn. Hay là họ cần một sự hỗ trợ khác về ngư cụ đánh bắt, về đào tạo kỹ năng bảo quản hải sản xa bờ.

Tiếp nữa, liệu việc đưa con em những người ngư dân đi xuất khẩu lao động, về mặt chính sách vĩ mô có phải là một cách làm khôn ngoan hay không khi chúng ta đang thực sự cần ngư dân bám biển, để giữ biển. Dường như chúng ta đang cố gắng giúp đỡ ngư dân dựa trên những gì ta đang nghĩ, chứ không phải dựa trên những gì ngư dân cần.

Với biển, và những lợi thế sẵn có, thì nên phát triển nó, đầu tư vào nó, hơn là đẩy ngư dân đi chỗ khác. Vì nói gì thì nói lượng cá gần bờ đang bị khai thác quá mức trong khi nguồn hải sản xa bờ đang bị bỏ ngỏ, từ nhiều năm nay.

Cũng trên chiếc tàu câu bé nhỏ ấy, tôi gặp anh Tý làm trên tàu của anh Năng. Nếu anh Năng đi xuất khẩu lao động, tôi hiểu rằng, anh Tý sẽ phải đi tìm một chiếc tàu đánh bắt xa bờ khác hoặc là một nghề nghiệp khác, để mưu sinh.

Mấy hôm nay, chúng tôi dừng ở Huế. Những ngư dân chúng tôi gặp ở đây bảo rằng gạo hỗ trợ của “cấp trên” cho 1 tháng đã hết, họ nghe nói sẽ được nhận thêm gạo trong 6 tháng nữa. Và họ sẽ được hỗ trợ để đi xuất khẩu lao động và bỏ nghề đi biển, cái nghề cha truyền con nối. Những đôi mắt họ chống chếnh hoang mang. Vì hình như do ít người hiểu họ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm