| Hotline: 0983.970.780

Cẩn thận hổ dữ

Thứ Ba 02/12/2014 , 09:00 (GMT+7)

Malaysia có thể khởi đầu chệch choạc nhưng càng tiến sâu vào giải càng khôn lường và chính đối thủ này đã từng dạy tuyển Việt Nam nhiều bài học.

NHỮNG BÀI HỌC

Trong quá khứ, Malaysia chưa bao giờ là đối thủ dễ chịu với tuyển Việt Nam và rất nhiều lần chúng ta phải nhờ đến thần may mắn mới đánh bại họ, kể ra như ở SEA Games 22 hay vòng bảng AFF Suzuki Cup 2008.

Ngược lại, đội bóng xứ tháp đôi Petronas cũng không ít lần cho chúng ta nếm mùi thất bại cay đắng. Ví như trận chung kết SEA Games 25 ở Lào. Đó là giải đấu mà thầy trò HLV Calisto hừng hực khí thế tiến đến trận đấu cuối cùng với niềm tin tất thắng.

U23 Malaysia khi ấy là đội bóng cửa dưới vì đã từng nhận thất bại 1-3 trước U23 Việt Nam ở vòng bảng. Thế nhưng, càng vào sâu, U23 Malaysia càng khác và đội bóng của “phù thủy” Rajagobal đã khiến những Tấn Trường, Thành Lương, Mai Tiến Thành… phải khóc hận trên bục nhận huy chương.

Một năm sau, vẫn là cuộc đối đầu của hai ông thầy tóc bạc Calisto - Rajagobal nhưng ở cấp độ ĐTQG và ở AFF Suzuki Cup 2010. Việt Nam lúc này đang là đương kim vô địch và hành quân đến Bukit Jalil (Kuala Lumpur) chơi trận bán kết lượt đi.

Tuy nhiên, tuyển Việt Nam gặp bất lợi ngay từ khi bóng chưa lăn khi thiếu vắng Quang Thanh, Việt Cường, Tài Em vì chấn thương, Trọng Hoàng vì thẻ phạt còn Công Vinh không có tên trong danh sách dự giải năm này cũng vì chấn thương nặng.

Kết quả, hàng thủ chắp vá của tuyển Việt Nam không đứng vững trước sức ép của Malaysia và 60.000 khán giả nhà nên liên tiếp mắc sai lầm dẫn đến 2 bàn thua ở hiệp 2. Chính trận thua 0-2 ở lượt đi đã đánh gục ý chí của tuyển Việt Nam khiến trận lượt về tại Mỹ Đình kết thúc với kết quả hòa 0-0 và tuyển Việt Nam bị Malaysia biến thành cựu vương.

HIỆN HÌNH HỔ DỮ

Malaysia bắt đầu kỳ AFF Cup 2014 với đầy rẫy bất ổn. HLV Dollah Salleh được đưa lên thay HLV Ong Kim Swee mà không nhận được sự đồng thuận của các CĐV Malaysia.

Trong 2 ngày cho các cầu thủ xả trại vừa qua, HLV Miura và các cộng sự đã phải theo dõi rất kỹ băng hình về trận thắng kể trên của Malaysia. Rõ ràng, với những bài học trong quá khứ cùng sự hiện mình của hổ dữ Malaysia ở trận Singapore, Miura và các học trò có rất nhiều lý do để thận trọng.

HLV Dollah Salleh cũng không có nhiều thời gian xây dựng đội tuyển theo ý đồ của mình vì chỉ có hơn 10 ngày chuẩn bị. Cựu cầu thủ ĐTQG Malaysia buộc phải trông cậy hoàn toàn vào các công thần đã làm nên lịch sử cho bóng đá Malaysia từ năm 2009 đến nay.

Trong quá trình chuẩn bị, Malaysia chỉ có được 1 trận thắng trước Campuchia, còn lại thua 4, trong đó có trận thua 1-3 trước tuyển Việt Nam ở Mỹ Đình một tuần trước khi AFF Suzuki Cup 2014 khởi tranh.

Vào giải, Malaysia vẫn cho thấy sự chệch choạc nhất định khi may mắn giành 1 điểm trước Myanmar trong thế 10 người. Phải đến trận gặp Thái Lan, sức mạnh của đội bóng sọc vàng đen mới dần được phát huy. Họ có một trận đấu hay và 2 lần vượt lên dẫn trước nhưng rút cuộc để thua ngược 2-3, buộc phải chơi trận sinh tử với chủ nhà Singapore.

Ở trận đấu cuối cùng của vòng bảng, sức mạnh và độ tinh quái của Malaysia đã được phát huy tối đa. Những cựu binh giàu kinh nghiệm như Indra Putra, Norshahrul Talaha, hay mũi nhọn Safee Sali nhất loạt hồi sinh.

Đặc biệt hơn cả là tinh thần chiến đấu của tiền vệ Safiq Rahim - người thực hiện 59 đường chuyền thành công trong 72 lần chạm bóng, đồng thời có 6 lần phạm lỗi (nhiều nhất bên phía Malaysia) để đảm bảo sự an toàn gần như tuyệt đối cho khung thành thủ môn Fahmi trước khi thực hiện thành công cú đá 11m, ấn định chiến thắng 3-1 cho Malaysia ở những phút bù giờ.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm