| Hotline: 0983.970.780

Càng nắng càng được ruốc biển, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

Chủ Nhật 16/07/2023 , 06:48 (GMT+7)

Quang Bình Mấy ngày qua, người dân vùng bãi ngang huyện Quảng Trạch, được mùa ruốc biển. Giá ruốc tươi từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, ngư dân có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Buổi sáng trên vùng biển bãi ngang xã Quảng Phú đã có nhiều người đi cào ruốc. Ảnh: Đ.T.

Buổi sáng trên vùng biển bãi ngang xã Quảng Phú đã có nhiều người đi cào ruốc. Ảnh: Đ.T.

Những ngày qua, nắng như đổ lửa, vậy nhưng ngư dân các xã Quảng Phú và Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau xuống biển để cào ruốc. Chỉ trong buổi sáng, mỗi người có thể “thu hoạch” trăm kg ruốc biển tươi ngon.

Từ khi trời vừa sáng, bãi biển xã Quảng Phú và Quảng Đông trở nên nhộn nhịp. Nhiều ngư dân bắt đầu một ngày làm việc mới với nghề “cào ruốc”.

Cào tức là bà con dùng một loại dụng cụ là một chiếc vợt lớn, có vành đường kính miệng vợt từ 40-50 cm, được gắn vào cần vợt dài 2-3m. Lưới vợt với mắt lưới dày và dài gần 1 m.

Khi xuống biển, người dân kéo vợt đi thụt lùi. Ruốc biển cứ thế “chạy” vào vợt. Đến khi nặng tay thì bà con kéo vợt lên và đổ vào bao, thúng hay bất cứ vật dụng gì đựng được.

Công việc tuy đơn giản nhưng mỗi người phải có sức khỏe dẻo dai mới có nhiều ruốc. Ảnh: Đ.T.

Công việc tuy đơn giản nhưng mỗi người phải có sức khỏe dẻo dai mới có nhiều ruốc. Ảnh: Đ.T.

Ông Lê Văn Lợi (thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú) là một ngư dân có kinh nghiệm, cho hay: “Khi ruốc bắt đầu áp sát bờ thì vùng nước đó sẽ có màu khác với màu nước xung quanh. Ruốc biển có quanh năm nhưng thời điểm từ tháng 6 - 9 âm lịch mới bắt đầu vào mùa khai thác ruốc biển ven bờ”.

Năm nay, ruốc được mùa và giá ruốc tươi từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nên ngư dân có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Vợt nhiều ruốc cũng là lúc ngư dân lên bờ. Ảnh: Đ.T.

Vợt nhiều ruốc cũng là lúc ngư dân lên bờ. Ảnh: Đ.T.

Công việc cào ruốc tưởng chừng đơn giản, thế nhưng để săn được hàng trăm kg ruốc mỗi ngày đòi hỏi ngư dân phải có nhiều kinh nghiệm và sức khỏe. Dầm mình dưới nước hàng tiếng đồng hồ và di chuyển liên tục, nhiều người không quen sẽ dần mất sức và không đánh bắt được nhiều ruốc.

Những ngày có ruốc nhiều là nước biển đổi màu. Ảnh: Đ.T.

Những ngày có ruốc nhiều là nước biển đổi màu. Ảnh: Đ.T.

Từ sáng đến trưa, ông Lợi đã cào được hơn một tạ ruốc. Phần thì đem bán, phần thì đem phơi, đem muối. “Chỉ làm được buổi sáng phải nghỉ lấy sức để mai làm tiếp. Hôm nay bán với giá mười lăm nên riêng tôi cũng có thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng đó”, ông Lợi nói vui.

Ruốc được tư thương mua tươi ngay tại bến với giá 15.000 đồng/kg. Ảnh: Đ.T.

Ruốc được tư thương mua tươi ngay tại bến với giá 15.000 đồng/kg. Ảnh: Đ.T.

Cũng có ngày, trên biển vắng người vì hôm đó con ruốc không vào bờ. Theo ông Lợi, con ruốc không phải ngày nào cũng  có mà theo con nước, nước trong thì nó vào bờ, ngư dân cào được, nước đục thì nó ở khơi và người ta dùng tàu thuyền để đi te (một dạng lưới kéo ruốc, ngư dân gọi là te).

'Mớ này là mang về nhà để ăn cháu nhé', ông Lợi nói. Ảnh: Đ.T.

“Mớ này là mang về nhà để ăn cháu nhé”, ông Lợi nói. Ảnh: Đ.T.

Đến mùa ruốc, khi mấy ngày liên tục có ruốc nhưng cũng có khi chờ mòn mỏi cũng không thấy con ruốc vào sát bờ. “Có hai cách để lấy ruốc như vậy. Mấy hôm nay có nhiều người lấy được hơn tạ ruốc gần bờ chứ không cần thuyền đi te”, ông Lợi bộc bạch.

Ruốc biển tươi là món đặc sản của vùng biển bãi ngang. Ảnh: Đ.T.

Ruốc biển tươi là món đặc sản của vùng biển bãi ngang. Ảnh: Đ.T.

Con ruốc biển (có nơi ngư dân gọi là con khuyếc biển), ngoài việc dùng làm thực phẩm tươi sống, còn được chế biến thành nhiều dạng như làm ruốc quết, muối mắm, ruốc phơi khô, hay kết hợp với các món ăn khác rất ngon mang đặc trưng của người dân vùng biển bãi ngang.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.