| Hotline: 0983.970.780

Đầu năm ngư dân Bình Định trúng đậm ruốc biển

Thứ Tư 24/02/2021 , 12:37 (GMT+7)

Từ đầu năm âm lịch đến nay, các tàu cá đánh bắt gần bờ của ngư dân Bình Định trúng đậm ruốc biển, mỗi tàu 1 ngày đi 2-3 chuyến, kiếm cả chục triệu đồng.

Những ngày qua, Cảng  cá Quy Nhơn (Bình Định) luôn tấp nập hoạt động mua bán ruốc biển. Ruốc từ các tàu đánh bắt gần bờ liên tục cập cảng, thương lái đưa xe tải, xe ba gác đến thu mua ruốc náo nhiệt cả cảng cá những ngày đầu năm.

Những ngày qua, Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) luôn tấp nập hoạt động mua bán ruốc biển. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Những ngày qua, Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) luôn tấp nập hoạt động mua bán ruốc biển. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định, phụ trách Cảng cá Quy Nhơn, từ đầu năm âm lịch đến nay, ruốc xuất hiện nhiều trên mặt biển nên các tàu đánh bắt gần bờ của ngư dân Bình Định đều trúng đậm.

Thương lái tập trung về Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) rất đông để thu mua ruốc. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thương lái tập trung về Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) rất đông để thu mua ruốc. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Ruốc xuất hiện nhiều ở vùng biển gần bờ, ruốc nổi trên mặt biển, tàu cá của ngư dân chỉ chạy ra đến phao số 0 là tha hồ vớt. Chỉ vài tiếng đồng hồ là mỗi tàu vớt được 5-6 sọt ruốc, mỗi sọt 20kg là chạy vào bờ cân bán cho thương lái, bán ruốc xong tàu tiếp tục chạy ra vớt mẻ ruốc khác. Mỗi ngày 1 tàu đi 2-3 chuyến, vớt được cả 3-4 tạ ruốc, có chuyến vớt được cả tấn ruốc”, ông Dũng cho hay.

Từ 9-10 giờ sáng hàng ngày, ruốc liên tục được các tàu cá đưa về Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) để bán cho thương lái. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Từ 9-10 giờ sáng hàng ngày, ruốc liên tục được các tàu cá đưa về Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) để bán cho thương lái. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ruốc nhiều đến mức thương lái thu mua không kịp, những ngày sau Tết Nguyên đán Tân Sửu ruốc có giá chỉ 5-7 ngàn đồng/kg. Thương lái thu mua xong sơ chế ruốc tại cảng, cho vào bao ni lon chất lên xe tải chở ra Huế tiêu thụ. Những ngày gần đây ruốc còn được thương lái thu mua đưa về bán ở các chợ quê nên giá tăng đến 10.000đ/kg, ngư dân càng trúng đậm.

Ruốc được vận chuyển đi bán tại các chợ trong nội thành TP Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ruốc được vận chuyển đi bán tại các chợ trong nội thành TP Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngư dân Phạm Văn Thành, thuyền viên trên tàu BĐ 11969 TS phấn khởi cho biết: “Có chuyến tàu của tôi đi vớt được đến 1,7 tấn ruốc. Lúc giá ruốc còn 5-7 ngàn đồng/kg mỗi chuyến ra khơi tàu của tôi đi đã có thu nhập khá, nay giá ruốc tăng lên 10.000đ/kg càng trúng lớn”.

Những ngày gần đây ruốc tăng giá 10.000đ/kg. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Những ngày gần đây ruốc tăng giá 10.000đ/kg. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo các ngư dân, hàng ngày, cứ 3-4 giờ sáng là các tàu đồng loạt ra khơi vớt ruốc, đến 9 – 10 giờ sáng cùng ngày tàu cập bờ bán sản phẩm, bán xong ra khơi vớt chuyến khác. Nhiều tàu trúng đậm mỗi chuyến bán được cả chục triệu đồng.

Ruốc được vận chuyển về tiêu thụ tại các chợ quê trong tỉnh Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ruốc được vận chuyển về tiêu thụ tại các chợ quê trong tỉnh Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Ruốc bắt đầu xuất hiện ở vùng biển gần bờ từ đầu năm âm lịch đến nay. Những ngày gần rằm tháng Giêng ruốc xuất hiện càng dày. Vụ ruốc thường kéo dài có 1 tháng nên ngư dân có tàu đánh bắt gần bờ tranh thủ vớt”, ngư dân Thành cho hay.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất