| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên diện rộng

Thứ Tư 25/09/2024 , 17:40 (GMT+7)

Đồng Nai vừa có văn bản đề nghị các địa phương trong tỉnh sớm phổ biến đến người dân về nguy cơ ngập lụt trên diện rộng trong mùa mưa 2024 nhằm tránh thiệt hại.

Trong văn bản của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cảnh báo đến người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh về nguy cơ ngập úng, lũ lụt trên diện rộng trong cao điểm mùa mưa năm 2024, đề nghị người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh cần đề phòng khả năng mưa lớn kết hợp với lũ gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp tại địa bàn các huyện Tân Phú, Định Quán; vùng hạ lưu sông Đồng Nai và các địa bàn lân cận.

Nuôi trồng thủy sản trên sông. Ảnh: H.Phúc.

Nuôi trồng thủy sản trên sông. Ảnh: H.Phúc.

Ông Trần Văn Minh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai yêu cầu lãnh đạo UBND các huyện, thành phố Biên Hòa và Long Khánh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai, phổ biến đến người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cần phải theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết ảnh hưởng đến sông hồ tại địa phương; kịp thời thông báo đến hộ nuôi thủy sản biết để chủ động ứng phó, phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Người nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh cũng cần nhanh chóng kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, an toàn, có dòng chảy nhẹ. Chủ động thu hoạch bớt để giảm mật độ nuôi, khẩn trương thu hoạch thủy sản nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm. Chuẩn bị sẵn sàng máy bơm, máy sục khí, trang thiết bị cần thiết và nhiên vật liệu ứng phó với các biến động môi trường; thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là những thời điểm nửa đêm và sáng sớm nhằm sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý; thu gom, xử lý dọn vớt rác, bao bì đựng thức ăn, túi nilon, vệ sinh lồng bè thông thoáng.

Sau những trận mưa lớn, các hộ nuôi cần xả bớt nước trên tầng mặt; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao. Người nuôi cũng cần quan tâm bổ sung vitamin C, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm) theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương.

Người nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh cũng cần nhanh chóng kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, an toàn, có dòng chảy nhẹ. Ảnh: H.Phúc.

Người nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh cũng cần nhanh chóng kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, an toàn, có dòng chảy nhẹ. Ảnh: H.Phúc.

Theo nội dung thông báo, giai đoạn cao điểm mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa ở khu vực Nam bộ cao hơn từ 5 - 30% so với trung bình nhiều năm. Theo quy luật, càng về cuối năm bão càng có xu hướng dịch xuống phía Nam. Do đó, khu vực Nam bộ có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của ít nhất 1 - 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, mưa lớn diễn ra những ngày qua ở đầu nguồn khiến nước trên hệ thống sông Đồng Nai đang ở mức cao, gần đạt mức báo động 2; theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, trong 24 giờ tới, trạm Tà Lài (huyện Tân Phú) mực nước lên dần, cao nhất có khả năng đạt xấp xỉ mức báo động 3. Còn những khu vực thấp ven sông Đồng Nai ở các xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Tà Lài, Phú Thịnh (huyện Tân Phú); các xã Thanh Sơn, Phú Vinh, Phú Tân, Ngọc Định (huyện Định Quán); các vùng trũng thấp ven sông La Ngà ở các xã thuộc các huyện Tân Phú, Định Quán có nguy cơ bị ngập lụt do lũ. Các vùng thấp ven sông ở hạ lưu sông Đồng Nai tại các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch có nguy cơ bị ngập lụt do lũ, triều cường ở hạ lưu.

Theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai về tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông và lũ quét trên địa bàn tỉnh, do từ nay đến cuối năm 2024 sẽ có từ 3 đến 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và có hướng di chuyển phức tạp, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo và cảnh báo về tình hình mưa lũ, sụt lún, lũ quét, sạt lở đất, an toàn hồ đập, ngập lụt tại các vùng trũng thấp; chủ động kiểm tra, rà soát các khu vực trọng yếu có nguy cơ xảy ra thiên tai; cần có phương án phù hợp với thực tế, huy động lực lượng, phương tiện tổ chức ứng phó, khắc phục kịp thời các tình huống xấu nhất có thể xảy ra…

Xem thêm
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Trong điều kiện còn nhiều hạn chế, bất cập, vượt qua những khó khăn, thách thức lớn trong phòng chống thiên tai, bão lũ, chúng ta càng nhận thấy rõ những yếu tố mang tính nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của đất nước được phát huy mạnh mẽ...

Khôi phục lại nguồn gen quý và niềm tin cho các nhà vườn huyện Văn Giang

Theo PGS.TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, bão Yagi và lụt đã gây thiệt hại rất lớn với những làng hoa của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Đê chằng chịt vết nứt, dân bất an

Tuyến đê tại xã Đa Lộc xuất hiện hàng trăm vết nứt, lún, kéo dài gần 2km, gây lo lắng, bất an cho nhiều người.

Bình luận mới nhất