| Hotline: 0983.970.780

Canh tác thanh long trái vụ

Thứ Sáu 15/10/2021 , 08:12 (GMT+7)

Bình Thuận, vùng đất của thanh long. Dưới đây là những kỹ thuật canh tác tiên tiến để thanh long cho ra quả trái vụ hiệu quả nhà vườn cần nắm bắt và áp dụng.

Vườn thanh lonng ở Bình Thuận.

Vườn thanh lonng ở Bình Thuận.

Quy trình bón phân cho thanh long thắp đèn (thanh long trái vụ).

Quy trình bón phân cho thanh long thắp đèn (thanh long trái vụ).

Quy trình bón phân cho cây thanh long thắp đèn

1) Sau khi thu hoạch: Khoảng tháng 10, tiến hành cắt cành (cắt những cành phía trong tán bị che lấp bởi 2 - 3 tầng cành), phun xịt thuốc khử trùng vi sinh vật gây bệnh bằng thuốc Physan hoặc Norsheld; bón 15 - 20 kg phân chuồng hoai hoặc 2 - 5 kg phân hữu cơ sinh học Organic No1 Đầu Trâu phối hợp với bón 0,5-0,6 kg NPK( 20-20-15+ TE) Đầu Trâu/trụ. Phun phân bón lá Đầu Trâu 007 từ 2 - 3 lần hoặc phân NPK (10-60-10) hay NPK (5-30-30), mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.

2) Sau khi rút đèn: Bón 0,15 - 0,2 kg NPK (22-10-24) Đầu Trâu và tưới nước đầy đủ để cành thanh long bung nụ. Sau thụ phấn 3 - 5 ngày, cần  phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc NPK (30-10-10 + TE) từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày hoặc phân HT-18 (Siêu to trái). Khi trước thu hoạch 15 ngày chuyển qua bón NPK(14-7-21+TE) và phun xịt phân bón lá NPK Đầu Trâu (15- 5- 40 +TE).

Chú ý: Giai đoạn chong đèn cần hạn chế tưới nước. Trước khi bung nụ và sau bung nụ cần xịt thêm phân có chứa B. Giai đoạn nuôi trái sử dụng thêm phân bón lá có chứa canxi cho trái đẹp.

Thanh long vẫn là cây mang về lợi nhuận cao hơn cả cho người nông dân Bình Thuận. Ảnh: TL.

Thanh long vẫn là cây mang về lợi nhuận cao hơn cả cho người nông dân Bình Thuận. Ảnh: TL.

Sâu bệnh hại trên cây thanh long

Bệnh đốm trắng hay đốm nâu (Dragon Fruit Canker). Tác nhân: Nấm gây hại Neoscytalidium dimidiatum. Đây là bệnh xuất hiện trên thanh long vào năm 2012, nặng nhất ở Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Nông dân còn gọi là bệnh "tắc kè” vì thay đổi màu sắc của vết bệnh nhanh, hay là bệnh “da cóc” hay bệnh “ma” vì nầm bệnh sẵn có khi mưa là xuất hiện nhanh.

Loài nấm bệnh nầy chưa phát hiện thấy có cây ký chủ phụ. Đặc biệt nhất của nó là phát triển mạnh khi nhiết độ cao (hơn 30 độ C) và ẩm độ càng cao (80%). Do vậy, vấn đề tưới phùn bằng vòi quay trên không trong mùa nắng làm bệnh dễ dàng phát triển hơn là tưới gốc. Có vết thương thì nấm bệnh qua vết thương. Nếu không có vết thương thì nấm bệnh xuyên qua lỗ khí hổng.

Triệu chứng gây hại của bệnh nấm “tắc kè”:

Những vườn vệ sinh kém, không được cắt tỉa, thoát nước kém, vườn sử dụng nhiều phân đạm hay bón phân chuồng chưa ủ hoai, sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng đều có tỉ lệ bệnh cao hơn bình thường.

Bệnh đốm nâu có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh và mức độ gây hại nặng nhất vào mùa mưa. Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây thanh long như thân, hoa, trái non và giai đoạn kinh doanh. Những cành non mọc trong mùa mưa khi cành dài tử 3 - 4 tấc thì bệnh xuất hiện ở đoạn gốc cành. Những cành mọc dài rũ xuống và chóp đầu cành cong lên thì bệnh tấn công ngay đoạn cong chóp cành.

Quản lý: Tỉa cành tạo tán, không để quá 200 cành/trụ (trụ hơn 5 năm tuổi). Không để cành non mọc trong mùa mưa, để ra cành đồng loạt cuối mùa mưa đầu mùa nắng (vì cành 5 tháng tuổi trở lên có thể đốt đèn cho ra hoa mùa nghịch).

Không tưới nước “mưa phùn”. Nên tưới nhỏ giọt. Bón phân cân đối, không thừa Urea, không dùng quá chất kích thích (GA3). Cắt cành bệnh và tiêu hủy, vì để cành trong vườn mầm bệnh có thể sống trên 6 tháng, tái lây nhiễm, hay bỏ xuống đường nước tưới dễ lây lan. Cần thiết sử dụng thuốc (gốc Azoxystrobin + Definoconazone) ngăn ngừa bào tử nẩy mầm, nếu đã nẩy mầm thì ngăn chặn phát triển sợi nấm. Ví dụ thuốc: Dithane M45 80WP, Manozeb 80WP…

Bệnh thối nhũn vi khuẩn

Vi khuẩn gây hại Enterobacter cloacae. Triệu chứng gây hại: Khi vi khuẩn tiếp xúc lên trái hay cành thanh long thì sau 5 ngày mới thấy xuất hiện triệu chứng vết bệnh và sau 15 ngày thì xuất hiện thối nhũn.

Vết bệnh xuất hiện cả trên cành và trên trái, có màu vàng đến nâu nhạt nhũn nước. Bệnh càng nặng khi thiếu calcium và đạm kết hợp với các yếu tố thời tiết của môi trường. Thân cành khi bị nhiễm nặng thì phần mô “thịt” của thân bị hủy, chỉ còn lại cọng lõm giữa cành.

Quản lý: Canh tác theo hướng tạo vườn trồng luôn luôn thông thoáng. Bón cân đối NPK, tăng cường vôi (calcium) và vi lượng để tạo tính kháng cho cây. Thường lây nhiễm qua vết thương hay phối hợp với cành bị bỏng do nắng nóng. Do vậy, hạn chế tạo vết thương. Cắt bỏ cành bệnh tiêu hủy, không để lưu tồn nguồn bệnh. Phòng và trị: Thuốc Starner, Bordaeux.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?