Với những nhà vườn trồng cà phê lâu năm, trúng mùa là phải đạt “cả cây và trái”, tức là cành to, trái xanh bóng, nhân chắc.
Câu chuyện chăm sóc vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Sỹ Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng được mở đầu bằng chính tiêu chí này. Theo ông Tiến, chăm sóc cà phê tưởng dễ mà không dễ chút nào. Bởi trước đây, ông chăm sóc luôn tay, suốt ngày cặm cụi thăm vườn, bón phân, tỉa cành đủ cả. Nhưng cây cà phê khi ra trái vẫn không to, hạt nhỏ. Thu nhập vì vậy không như mong muốn, vì chất lượng cà phê thấp, giá bán không cao.
Nhưng từ khi ông đổi quy trình chăm bón, chọn đúng dòng phân bón chuyên dùng cho cây cà phê, thay cho phân đơn trước đây thì tình hình cải thiện hoàn toàn. Vườn cà phê gia đình ông Tiến giờ đây mỗi vụ thu hoạch đều đạt không dưới 4 tấn nhân/ha; cây xanh tốt, cành to, hạt chắc, đặc biệt số cành dự trữ cho mùa sau lúc nào cũng đảm bảo, nhiều và đủ.
Với ông Tiến và nhiều bà con trồng cà phê ở Đăk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, quy trình chăm bón là mấu chốt thành công cho cả quá trình canh tác. Đặc biệt, khi việc sản xuất cà phê ngày càng chịu tác động xấu từ biến đổi khí hậu, giá bán cà phê biến động giảm liên tục và tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng khiến giá phân bón đầu vào tăng cao… thì kinh nghiệm, sự xoay chuyển, tính toán của nhà vườn để chọn đúng quy trình chăm bón, nhất là sản phẩm phân bón phù hợp càng trở nên quan trọng.
Chỉ cần chọn đúng quy trình, sẽ giúp vừa tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, thích ứng với tình hình khó khăn, vừa duy trì vườn cây ổn định phát triển tốt và nhà vườn vẫn có thể thu lợi từ vườn cà phê.
Theo các nhà khoa học, sự bất lợi mà nhà vườn Tây Nguyên gặp phải trong quá trình canh tác cà phê gây hậu quả kéo dài đến tận ngày nay, chủ yếu là do áp dụng quy trình chăm bón sai cách cho cây cà phê trong một thời gian dài. Trong đó, có những yếu tố về việc lạm dụng hóa chất, phân đơn đã khiến đất trồng suy thoái nhanh.
Ngoài ra, thói quen bón đuổi mưa, tức là chờ khi nào trời mưa mới bón phân cho vườn cây cũng là một trong những cách làm thiếu hiệu quả mà bà con cần thay đổi. Bởi vì, có những trận mưa lớn và kéo dài từ 2 - 3 tiếng, việc bón đuổi mưa sẽ gây thất thoát, không hiệu quả.
Hay ngay cả cách bón phân, rải phân quá sát gốc cũng là một nhược điểm. Vì rễ cà phê phát triển theo hình chiếu tán lá cây, độ sâu của rễ khoảng 20 - 30cm. Đây là những tầng rễ tập trung hấp thu dinh dưỡng. Bón sát gốc vô tình khiến cây khó mà hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến thất thoát, lãng phí.
Vào giai đoạn giữa và cuối mùa mưa, lúc này cây đang ở giai đoạn nuôi trái. Giai đoạn này, cây cần kali cao để trái cà phê lớn nhanh về kích thước và cả thể tích, trọng lượng nhân. Nhà vườn chỉ cần bón mất cân đối, không đảm bảo đủ hàm lượng kali mà cây cần, sẽ kéo theo các hệ lụy về kích thước trái nhỏ, hạt kém, năng suất không đảm bảo, và các cành dự trữ cũng không phát triển, ảnh hưởng năng suất vụ sau.
Do vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, bà con nên chú ý để áp dụng đúng quy trình chăm bón phù hợp cho vườn cây cà phê theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Nên bón cân đối hữu cơ và phân khoáng NPK. Chú ý chọn các dòng sản phẩm chuyên dùng cho cà phê với thành phần bổ sung các hoạt chất thông minh, giúp cây tăng khả năng chống chịu và cung cấp khi cây cần.
Điều này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trong điều kiện bất lợi của thời tiết, đồng thời ứng phó với tình hình khó khăn chung hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá phân bón tăng cao.
Đối với cà phê kinh doanh, bà con nên bón theo quy trình từ lúc sau khi thu hoạch của mùa khô của vụ trước đến khi cà phê cho trái vào mùa mưa. Như vậy sẽ đảm bảo cả về năng suất và chất lượng hạt cho cả vụ.
Cụ thể:
Phân hữu cơ
Bón phân hữu cơ hoai mục: Lượng bón 10 kg/cây/năm.
Phân hữu cơ vi sinh: Có thể dùng phân hữu cơ Đầu Trâu HCMK7, lượng bón 2 - 3 kg/cây/năm.
Phân khoáng NPK
Mùa khô nên bón Đầu Trâu Mùa khô với lượng từ 200 - 400 kg/ha, bón 1 - 2 lần kết hợp với các đợt tưới nước.
Đầu mùa mưa và cuối mùa mưa là thời điểm quyết định trái to, hạt chắc nên phải đảm bảo cung cấp đúng và đủ hàm lượng dinh dưỡng cây cần. Cụ thể:
Đầu mùa mưa: Bón Đầu Trâu Tăng trưởng từ 600 - 800 kg/ha để giúp trái lớn nhanh.
Giữa và cuối mùa mưa: Bón Đầu Trâu Chắc hạt hoặc Đầu Trâu Mùa mưa với lượng bón từ 600 - 800 kg/ha/lần.
Chú ý: Tùy vào tình trạng vườn cà phê của mình, bà con quyết định bón lượng thấp hoặc cao theo quy trình, có thể sử dụng thêm phân bón lá cho cà phê để tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của cây và trái ở giai đoạn nuôi trái.