| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn tại ĐBSCL:

Hiệu quả từ cách làm của Bình Điền

Thứ Tư 15/09/2021 , 21:49 (GMT+7)

Chương trình canh tác lúa thông minh do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp tổ chức giúp nông dân sản xuất lúa vụ hè thu năm 2021 đạt hiệu quả cao.

Đồng Tháp, Hậu Giang và An Giang là những tỉnh có nhiều vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Chương trình canh tác lúa thông minh do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp tổ chức đã giúp nông dân sản xuất lúa vụ hè thu năm 2021 đạt hiệu quả cao. Đây là buổi livestream thứ 2  tổng kết mô hình của ban tổ chức.

Buổi tổng kết mô hình 'Canh tác lúa thông minh' tại ĐBSCL vụ hè thu năm 2021 bằng cách livestream. Ảnh: Ngọc Vân.

Buổi tổng kết mô hình “Canh tác lúa thông minh” tại ĐBSCL vụ hè thu năm 2021 bằng cách livestream. Ảnh: Ngọc Vân.

Đạt mục tiêu 

PGS.TS Mai Thành Phụng, thành viên ban cố vấn chương trình đánh giá: Mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn tại các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang vụ hè thu 2021 đã đạt được mục tiêu mà chương trình đề ra.

Các nhà khoa học trong ban cố vấn chương trình và cán bộ khuyến nông các cấp đã tập huấn, hướng dẫn, giúp nông dân hiểu biết về biến đổi khí hậu, về đất, nước, cây trồng, từ đó có thể áp dụng đồng bộ, linh hoạt các gói kỹ thuật vào sản xuất, từ làm đất, gieo sạ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ dịch hại… bảo đảm giảm chi phí, nhưng vẫn đạt năng suất, chất lượng sản phẩm, tức tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó giảm ô nhiễm môi trường, do giảm phân bón, nhất là phân đạm; giảm xịt thuốc trừ sâu, giảm nước tưới.

Cánh đồng lúa canh tác lúa thông minh tại ĐBSCL vụ hè thu năm 2021 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.

Cánh đồng lúa canh tác lúa thông minh tại ĐBSCL vụ hè thu năm 2021 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.

Nông dân đã trở thành chuyên gia canh tác lúa trên đất phèn, ở chỗ làm đất thông minh, chọn giống thông minh, chọn thời vụ phù hợp, chọn lượng giống và phương pháp gieo sạ thích hợp, chọn và bón phân bón đúng (bón lót, bón phân chuyên dùng từng thời kỳ, hợp lý các loại dinh dưỡng cho cây, không thừa đạm, quản lý tốt dịch hại cây trồng, thu hoạch đúng lúc, giảm thất thoát và quản lý tốt sản phẩm sau thu hoạch).

Hiệu quả rõ rệt của phân bón Đầu Trâu

Ông Trần Văn Nhãn, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch Đồng Tháp khẳng định: Mô hình canh tác lúa thông minh trên đất phèn tại HTX Tân Tiến, huyện Tam Nông đạt hiệu quả rất tốt, làm thay đổi tập quán canh tác xưa nay của bà con nông dân, nhất là việc giảm gần một nửa lượng giống gieo sạ (từ hơn 150kg, xuống 80kg).

Việc sử dụng gói phân bón, gồm phân bón lót Đầu Trâu Mặn Phèn và Đầu Trâu chuyên dùng TEA1, TEA2 là rất phù hợp với lúa trên đất phèn, giúp giảm ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ, giúp bộ rễ cây lúa phát triển nhanh, khỏe, hấp thụ tốt dinh dưỡng, đẻ nhánh khỏe cho nhiều chồi hữu hiệu.

Lợi nhuận thu được từ mô hình canh tác lúa thông minh tăng từ 1,4 đến 4 triệu đồng/ha so với đối chứng. Ảnh: BĐ.

Lợi nhuận thu được từ mô hình canh tác lúa thông minh tăng từ 1,4 đến 4 triệu đồng/ha so với đối chứng. Ảnh: BĐ.

Cây lúa khỏe ít sâu bệnh, ít đổ ngã, giảm được số lần và lượng thuốc trừ sâu; giảm đáng kể lượng phân bón. Kết quả năng suất lúa trong mô hình tăng từ 200 đến 400 kg/ha so với đối chứng. Lợi nhuận thu được cũng tăng từ 1,4 đến 4 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Ông Doãn Văn Chiến, Phó Giám đốc Văn phòng thường trực phía Nam - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Gói giải pháp kỹ thuật cho canh tác lúa thông minh tại vùng đất phèn rất tiên tiến, đặc biệt trong đó có sử dụng các sản phẩm phân bón mới của Công ty CP Phân bón Bình Điền, đã góp phần giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh… đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ NN-PTNT cũng như nội dung chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh trong chương trình tổng kết mô hình kỳ trước (ngày 31/08/2021). Hiệu ứng của chương trình hiện đang lan tỏa mạnh. Khuyến nông Nam bộ sẽ tiếp tục đồng hành với chương trình trong vụ đông xuân 2021 - 2022 và các năm tới.

Các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật đồng hành cùng chương trình. Ảnh: BĐ.

Các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật đồng hành cùng chương trình. Ảnh: BĐ.

Ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing, Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: Bình Điền nhận được nhiều ý kiến phản hồi rất tốt về hiệu quả của chương trình. Nhiều nơi nông dân mong muốn mở rộng chương trình để nhiều vùng, nhiều hộ được tham gia.

Ngoài mục tiêu giảm chi phí, tăng lợi nhận cho nông dân, còn chú trọng đến chất lượng lúa gạo. Hạt gạo làm ra từ chương trình đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tức không tồn dư thuốc BVTV và phân bón hóa học.

Bộ NN-PTNT rất khuyến khích nhân rộng mô hình. Bình Điền đang có kế hoạch thời gian tới sẽ kết hợp với các đơn vị phân tích chất lượng sản phẩm lúa gạo, từ đó xây dựng quy trình sản xuất thông minh để nông dân có thể dễ dàng áp dụng và hoàn thiện chuỗi cung ứng từ sản xuất đến xuất khẩu.

Bình Điền cam kết cung ứng đầy đủ, thuận tiện yêu cầu sử dụng phân bón, nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón mới, luôn là người bạn đồng hành trung thành và tin cậy của bà con nông dân.

Xem thêm
Vipesco hỗ trợ nông dân quản lý cỏ dại, ốc bươu vàng

Triển khai vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 tại ĐBSCL, Vipesco tập trung giúp nông dân các biện pháp quản lý hiệu quả cỏ dại, ốc bươu vàng trên đồng ruộng ngay từ đầu vụ.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?