| Hotline: 0983.970.780

Canh tác vụ lúa đông xuân 2023-2024 ở ĐBSCL có gì khác?

Thứ Sáu 20/10/2023 , 09:23 (GMT+7)

Hàng năm, nước nổi về ĐBSCL mang lại lợi ích cho đồng ruộng và cho cả nông dân sống ở vùng này nên canh tác cũng cần nhiều lưu ý.

Nhà nông cần hết sức lưu ý khi canh tác lúa vụ đông xuân 2023-2024 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để có hiệu quả cao.

Nhà nông cần hết sức lưu ý khi canh tác lúa vụ đông xuân 2023-2024 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để có hiệu quả cao.

Những năm gần đây, vào mùa nước nổi, lượng nước về đồng ruộng không còn nhiều như trước, đó là hiện tượng bất thường gây ra 3 bất lợi và 1 nguy cơ cho vụ lúa Đông Xuân của nhà nông.

Ba bất lợi cho vụ lúa Đông Xuân đó là: Lượng phù sa theo dòng nước tràn về bồi đắp cho đồng ruộng ít đi nên nông dân phải sử dụng nhiều phân bón hơn. Dịch hại trên đồng ruộng như cỏ dại, ốc bươu vàng, chuột và sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, người nông dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn.

Việc rửa độc chất phèn, mặn và độc chất hữu cơ bị hạn chế do nước ít sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa và nông dân phải tốn chi phí cải tạo đất nhiều hơn.

Cuối cùng là nguy cơ có thể xảy ra cho lúa vụ đông xuân là khi nguồn nước đổ về ĐBSCL ít sẽ gây ra thiếu nước tưới vào cuối vụ, đồng thời mặn có điều kiện để xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng làm cho việc thiếu nước ngọt tưới cho lúa nhất là ở vùng ven biển.

Năm nay hiện tượng El Nino duy trì đến hết năm 2023 và có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2024 với xác suất khoảng từ 90 đến 95%; có thể gây thiếu hụt lượng mưa trong các tháng cuối năm 2023 và ít mưa trong những tháng đầu năm 2024.

Hiện tượng này sẽ kết hợp với mực nước biển dâng àm cho mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng hơn. Trước những dự báo này, thì đây là sự khác biệt mà trong canh tác lúa Đông Xuân 2023-2024 ở ĐBSCL nhà nông cần chuẩn bị một số biện pháp để thích ứng phù hợp.

Dịch chuyển thời vụ

Nhà nông cần tuân thủ lịch thời vụ của ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo xuống giống sớm tránh thiếu nước và mặn cuối vụ. Lưu ý là khi xuống giống sớm cần có biện pháp xử lý rơm rạ bằng vi sinh và làm rãnh nước rửa độc chất. Rãnh rộng khoảng 20 cm và sâu khoảng 20 cm, các rãnh cách nhau khoảng 6-9 m để làm giảm độc chất hữu cơ gây hại lúa.

Cày xới sâu

Ở những vùng đất có “tầng đế cày” (tầng đất cứng) nằm cạn gần mặt đất (cách mặt đất 7-8 cm) thì nên cày xới sâu 10-15 cm để đưa tầng đế cày xuống sâu và làm dày tầng canh tác giúp rễ lúa phát triển mạnh, ăn sâu, chống chịu tốt khi bị hạn cuối vụ.

Rút nước giữa vụ

Rút nước giữa vụ và tưới ngập khô xen kẽ là một giải pháp chẳng những giúp tiết kiệm nước tưới trong điều kiện hạn mặn mà còn kích thích cho rễ lúa ăn sâu, làm tăng khả năng chịu hạn cuối vụ.

Cung cấp nước ngọt: Vùng thượng nguồn (vùng có nước ngọt quanh năm):  Cần nạo vét kênh rạch, khai thông dòng chảy để bảo đảm nguồn nước đến cuối vụ lúa vẫn vào được tới ruộng. Ở những vùng xa sông lớn, cần chuẩn bị máy bơm để bơm chuyền khi nước không tự chảy.

Vùng ven biển (vùng thiếu nước ngọt trong mùa nắng): Ngăn mặn. Gia cố cống đập, đê bao và bờ bao ngăn mặn. Lưu ý đất sét ở ĐBSCL dễ bị co rút gây nứt nẻ khi khô, vì vậy khi đấp đất cần phải tấn nylon để mặn không theo đường nứt xâm nhập vào nội đồng.

Trữ nước ngọt. Phải trữ nước ngọt trong kênh mương sớm và nhiều hơn mọi năm. Nếu được, nên sử dụng một đoạn kênh, rạch, ao đìa để trữ nước, bảo đảm đủ nước tưới cho đến cuối vụ.

Vùng tranh chấp mặn-ngọt (vùng có nước ngọt theo con nước): Độ mặn trong kênh, rạch không giữ cố định mà thay đổi theo chu kỳ con nước “kém” hay “rong” trong tháng và thay đổi theo thời điểm nước “lớn” hay “ròng” trong ngày.

Vào chu kỳ con nước kém (khoảng mùng 9-10 và 24-25 âm lịch, 2 con nước mỗi tháng), nhà nông theo dõi thời điểm nước ròng để lấy nước ngọt, vì lúc này mực nước biển xuống thấp nhất đó là cơ hội để nước ngọt trong sông đẩy mặn lùi xa ra biển. Lưu ý: Vùng chịu ảnh hưởng triều biển Đông có 2 lần nước ròng trong ngày, nhưng triều biển Tây chỉ có 1 mà thôi.

Giúp lúa chống chịu ngộ độc mặn

Để tăng cường khả năng chịu mặn cho cây lúa có thể áp dụng những biện pháp sau đây để giảm nhẹ tác hại của mặn. Cung cấp Canxi. Canxi kích thích lúa sản sinh ra Proline nhiều hơn nên lúa chống chịu mặn tốt hơn khi có đầy đủ canxi. Nếu đất canh tác bị chua nên bón vôi hay Đầu Trâu mặn phèn hoặc Bio-Canxi để cung cấp Ca cho lúa đồng thời cũng giúp hạ phèn. Bón lúc làm đất để phân được trộn đều vào đất thì hiệu quả mới cao.

Cung cấp Silic. Nhiều nghiên cứu cho thấy Silic giúp cây ngăn chận sự hấp thụ Na đồng thời kích thích sản sinh những enzyme có khả năng phân giải những chất oxy hóa mạnh được tạo ra trong lúc cây bị mặn. Vì vậy cung cấp silic giúp lúa chống chịu mặn tốt hơn.

Phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide. Hormone Brassinolide giúp cây sản sinh ra những enzyme như catalase, peroxidase, superoxide dismutase giúp phân giải những chất oxy hóa mạnh hại lúa khi bị mặn.

Thông thường, cây trồng cũng sản sinh ra chất Proline để cải thiện khả năng hút nước khi bị mặn. Lượng Proline tạo ra không đủ cho cây chiến thắng được lực giữ nước của muối mặn trong đất. Do vậy, việc phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide giúp lúa cải thiện sự sinh trưởng và năng suất trong điều kiện bị mặn.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho vùng mặn phèn giúp cây trồng tăng năng suất.

Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho vùng mặn phèn giúp cây trồng tăng năng suất.

Cung cấp dinh dưỡng khoáng

Ở điều kiện mặn, cây lúa thường có biểu hiện triệu chứng thiếu dưỡng chất khoáng là do Na của muối mặn đối kháng với các dưỡng chất như NH4+, K+, Ca2+ và Mg2+ làm lúa không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất nầy. Còn chất Cl- của muối ức chế lúa hấp thụ kém đi các chất H2PO4-, HPO42-.

Kết quả chương trình “Canh tác lúa thông minh tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” - Chương trình hợp tác giữa Khuyến nông Quốc gia và Công ty CP Phân bón Bình Điền, với sự tham gia thực hiện của ngành nông nghiệp ở 13 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long qua 7 vụ cho thấy bón phân NPK Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2 đã đáp ứng được yêu cầu các dinh dưỡng khoáng của lúa.

Xem thêm
Sâu hại chính trên dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hay bị các loại sâu hại làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã...

Những hiểu lầm về độ đạm trong thức ăn chăn nuôi

Người chăn nuôi thường cho rằng, thức ăn có hàm lượng đạm cao hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn, nhưng đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?