| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Đơn “tố” lãnh đạo thành phố lên cấp trên, lại được chuyển về cho chính người bị “tố” xử lý.

Thứ Năm 28/03/2019 , 13:41 (GMT+7)

Nhiều người đặt ra câu hỏi về sự công tâm, khách quan khi cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Cao Bằng giải quyết những vấn đế khiếu nại (hoặc tố cáo sai phạm) liên quan đến lãnh đạo thành phố.

Tháng 09/2018, ông Vũ H.A, cán bộ của Trung tâm PT quỹ đất và GPMB TP. Cao Bằng (TT GPMB) tố cáo lãnh đạo TP. Cao Bằng và ông Nguyễn Minh Châu – Giám đốc TT GPMB với những nội dung liên quan: việc sai phạm trong quản lý điều hành về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đánh giá viên chức thiếu khách quan, trù dập cán bộ có ý kiến, gây sức ép công việc và ép buộc ký giấy tờ sai phạm dẫn đến cán bộ phải xin nghỉ việc vì sợ vi phạm pháp luật.

 Báo cáo của Sở Nội vụ với UBND tỉnh Cao Bằng về sự việc khiếu nại do thành phố tự xử lý.

Tiếp nhận thông tin phản ánh, ngày 5/9/2018, Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Công văn số 799/VP-UB ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ xử lý. Nhưng cơ quan này không giải quyết trực tiếp, mà lại có văn bản số 1764/SNV-TTr chuyển gửi UBND thành phố, yêu cầu chính 2 người bị tố giải trình, và sau đó báo cáo lại kết quả với UBND tỉnh.

Vụ việc tiếp theo được nói đến xảy ra vào năm 2017, việc tập thể nhân dân xóm 5 Nam Phong, xã Hưng Đạo có đơn tố tập thể về vấn đề thu hồi đất và cấp đất nông nghiệp không đúng pháp luật của TP. Cao Bằng. Lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng đã yêu cầu cơ quan Thanh tra phải xử lý rõ sự việc, không để người dân phải chịu thiệt thòi và mất đất sản xuất.

Vụ thu hồi và cấp đất nông nghiệp xảy ra tại Nam Phong, xã Hưng Đạo cũng do Thanh tra TP. Cao Bằng giải quyết.

Tuy nhiên sự việc ở Nam Phong cũng được giao cho Thanh tra thành phố xử lý. Đến nay đã gần 2 năm trôi qua, việc thu hồi đất đã bị dừng lại, người dân tiếp tục được canh tác trên đất của mình đã sử dụng từ hơn 50 năm qua. Nhưng những kết luận về vụ việc này đã không được công bố công khai.

Không rõ còn có bao nhiêu vụ việc giống như 2 vấn đề trên xảy ra tại Cao Bằng. Nhưng có thể thấy việc giao lại vụ việc như Sở Nội vụ cho chính thành phố tự xử lý có dấu hiệu của việc né tránh trách nhiệm do lãnh đạo tỉnh giao, hoặc có thể do năng lực hạn chế không xử lý được, hoặc vì lý do gì đó nên sợ động chạm.

Nhiều người đặt ra câu hỏi về sự công tâm, khách quan khi cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Cao Bằng giải quyết những vấn đế khiếu nại (hoặc tố cáo sai phạm) liên quan đến lãnh đạo thành phố. Liệu việc tự xử như vậy có hợp tình, hợp lý?

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất