| Hotline: 0983.970.780

Cây trồng biến đổi gen: Sức hấp dẫn khó cưỡng

Thứ Năm 10/03/2011 , 09:16 (GMT+7)

Lần đầu tiên Thụy Điển công bố chính thức trồng cây biến đổi gen trong năm 2010 và Đức cũng tiếp tục trồng.

Thành trì định kiến, chống đối kịch liệt cây trồng biến đổi gen tại châu Âu đã bị “bắn thủng” khi lần đầu tiên Thụy Điển công bố chính thức trồng cây biến đổi gen trong năm 2010 và Đức cũng tiếp tục trồng.

Báo cáo ở hội nghị “Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen 2010, tổng kết 15 năm thương mại hóa” ngày 9/3 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 15 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen, thống kê diện tích loại cây trồng mới này tính theo luỹ kế 1996-2010 đã vượt 1 tỷ ha. Điều đó chứng tỏ rằng cây trồng biến đổi gen có một sức phát triển mãnh liệt, chỉ trong 15 năm diện tích đã tăng 87 lần. Năm 2010 diện tích cây trồng biến đổi gen đạt 148.000.000 ha đáng chú ý diện tích này đã tăng 14 triệu ha so với năm 2009, đây là sự gia tăng lớn thứ hai trong vòng 15 năm. Số lượng các nước trồng cây biến đổi gen đã tăng đến mức kỷ lục là 29 nước (19 nước đang phát triển và 10 nước công nghiệp). 10 quốc gia đứng đầu, diện tích cây trồng biến đổi gen của mỗi nước này đều lớn hơn 1 triệu ha.

Theo TS Clive James, Chủ tịch ISAAA (Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp) có ba quốc gia mới là Pakistan, Myanmar và Thụy Điển lần đầu tiên đã công bố chính thức trồng cây biến đổi gen trong năm 2010. Đức cũng khẳng định sẽ tiếp tục trồng loại cây này. Có 30 nước nhập khẩu các sản phẩm cây trồng biến đổi gen, 59 quốc gia phê duyệt sử dụng các loại cây trồng biến đổi gen, hoặc là để trồng, hoặc nhập khẩu. Trong năm 2010, đã có trên 15 triệu nông dân trồng cây biến đổi gen. Từ năm 1996 đến nay nông dân trên toàn thế giới đã biểu quyết và đưa ra gần 100.000.000 quyết định độc lập để trồng và tiếp tục trồng nhiều loại cây trồng biến đổi gen hàng năm, vì những lợi ích đáng kể mà họ có được.

Tại các nước đang phát triển, diện tích cây trồng biến đổi gen tăng 48% trong năm 2010 và sẽ vượt quá diện tích cây trồng biến đổi gen tại các nước công nghiệp trước năm 2015. Năm nước đang phát triển Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina và Nam Phi là các nước dẫn đầu về diện tích cây trồng biến đổi gen. Brazil, động cơ của sự tăng trưởng ở châu Mỹ Latinh đã tăng diện tích cây trồng biến đổi gen nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới với một mức tăng kỷ lục là 4 triệu ha. Tại Úc, cây trồng biến đổi gen đã được phục hồi sau một đợt hạn hán nhiều năm với sự gia tăng lớn nhất tương ứng năm trên năm là 184% và đạt 653.000 ha.

Tương lai cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam như thế nào?

Theo ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ (Bộ NN-PTNT): “Chúng ta chưa có chủ trương khảo nghiệm với lúa biến đổi gen mà trước tiên chỉ trên ngô, bông, đậu tương. Hiện tại VN đang tiến hành khảo nghiệm trên ngô ở quy mô hẹp, nếu không có gì thay đổi, năm 2012 sẽ đưa loại cây trồng này vào sản xuất diện rộng. Mục tiêu khi trồng ngô biến đổi gen trước tiên là phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm chứ chưa đặt ra vấn đề dùng cho thực phẩm… Dù gì, trước tiên phải đưa vào diện rộng đã, còn hiệu quả đến đâu, cây trồng biến đổi gen sẽ phải cạnh tranh với cây truyền thống một cách sòng phẳng”.

Ở Burkina Faso-nước có diện tích cây trồng biến đổi gen tăng lớn thứ hai với tỷ lệ 126%, 80.000 nông dân trồng trên diện tích 260.000 ha, tương đương với một tỷ lệ chấp thuận 65%. Ở Myanmar, 375.000 hộ nông dân nhỏ đã trồng thành công 270.000 ha bông Bt, tương đương với 75% chấp thuận cây trồng biến đổi gen trên tổng số hộ trồng bông trên cả nước. Ở Ấn Độ, sự tăng trưởng tiếp tục cho năm thứ chín, 6,3 triệu nông dân trồng cây biến đổi gen với 9.400.000 ha bông Bt, tương đương với tỷ lệ chấp thuận là 86%. Đáng chú ý nhất là tám nước cộng đồng chung Châu Âu đã trồng ngô Bt, hoặc khoai tây tinh bột "Amflora", vừa được EU phê duyệt – sự phê duyệt đầu tiên cho phép trồng trong vòng 13 năm ở lục địa già nổi tiếng là bảo thủ này.

Trong năm 2010, sự kết hợp nhiều tính trạng là một đặc tính quan trọng của cây trồng biến đổi gen với 11 nước trồng cây biến đổi gen với 2 hoặc nhiều tính trạng kết hợp. 32,2 triệu ha hay 22% trong số 148 triệu ha là diện tích trồng cây biến đổi gen mang nhiều tính trạng kết hợp. Theo tính toán, giá trị toàn cầu của riêng hạt giống cây biến đổi gen đạt 11,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010 và gần 150 tỷ đôla Mỹ /năm cho ngô, đậu tương và bông nói chung. Không chỉ xét trên khía cạnh kinh tế, từ năm 1996 đến năm 2009 cây trồng biến đổi gen đã góp phần vào tạo một môi trường tốt hơn bằng cách tiết kiệm 39 triệu kg thuốc trừ sâu, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 75 triệu ha đất và giúp 14,4 triệu hộ nông dân nhỏ trong đó phần đa là hộ nghèo thoát cơn bĩ cực.

Triển vọng đáng khích lệ trong năm năm tiếp theo của cây trồng biến đổi gen là những “quả đấm thép” như ngô chịu hạn sẽ xuất hiện vào năm 2012, gạo vàng vào năm 2013 và lúa Bt. Cây trồng biến đổi gen có thể đóng góp to lớn cho các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2015 về cắt giảm một nửa đói nghèo bằng cách tối ưu hóa năng suất trong một sáng kiến toàn cầu được của người sáng lập ISAAA, giải Nobel Hòa bình, ông Norman Borlaug.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm