Chăm sóc vườn hồ tiêu thời kỳ nuôi quả

Tôn Nữ Tuấn Nam - Thứ Sáu, 23/09/2022 , 07:57 (GMT+7)

Hồ tiêu từng là cây đem lại 'siêu lợi nhuận' cho do giá bán rất cao những năm 2010 - 2015, khiến việc mở rộng diện tích và thâm canh quá độ ở nhiều vùng...

Tuy nhiên, do cung vượt cầu, đã dẫn đến sự rớt giá thảm hại trong thời gian từ 2016 đến 2020. Giá thấp làm người trồng tiêu hạn chế chăm sóc, khiến diện tích và sản lượng hồ tiêu bị thu hẹp. Đến nay, giá tiêu khởi sắc hơn, đã phục hồi được ở mức có lợi nhuận khá tốt cho người trồng.

Tiêu là cây đòi hỏi được chăm sóc tốt hàng năm để có thể cho năng suất ổn định và kéo dài thời gian khai thác vườn cây, không thể vì lợi nhuận trước mắt mà đầu tư quá cao hay lơ là chăm sóc. Vì là loại cây có bộ rễ rất nhạy cảm và dễ bị sâu bệnh hại tấn công nên trong canh tác hồ tiêu, không khuyến khích việc thâm canh tăng năng suất quá độ mà nên canh tác theo kiểu bền vững, ổn định, thân thiện với môi trường. Trồng tiêu trên cây trụ sống là một kỹ thuật canh tác rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tiêu.

Hiện nay, tiêu đang ở thời kỳ nuôi quả, cũng đang trong mùa mưa, là mùa cây tiêu dễ bị các loại sâu bệnh hại nguy hiểm tấn công. Chăm sóc vườn tiêu trong thời kỳ này, người trồng tiêu cần lưu ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh hại trên vườn, đặc biệt là bệnh chết nhanh và chết chậm.

21. Ho tieu kinh doanh MT

Quản lý dinh dưỡng cho hồ tiêu

Tiêu cần được bón phân hữu cơ hàng năm. Phân hữu cơ làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất, khống chế được một số vi sinh vật gây hại cây trồng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, khi phân hữu cơ được bón liên tục hàng năm cho vườn tiêu thì mật độ tuyến trùng gây u sưng rễ, rệp sáp hại rễ cũng như tần suất xuất hiện một số loại nấm bệnh gây hại rễ giảm hẳn so với không bón.

Tác động quan trọng nữa của phân hữu cơ là tăng khả năng giữ nước, giữ phân, do vậy làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón khoáng. Có thể bón phân chuồng ủ hoai hay các loại phân hữu cơ chế biến đều tốt, đặc biệt là các loại hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật đối kháng như Trichoderma, Pseudomonas…

Vôi là chất cải tạo đất, cần lưu ý bón cho vườn tiêu vì phần lớn các vùng trồng tiêu ở nước ta đều có độ pH khá thấp. Vôi cung cấp Ca cho cây trồng, đồng thời cải tạo độ chua đất, độ tơi xốp của đất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích phát triển.

Tuy vậy, nếu chỉ bón phân hữu cơ thì cũng không thể đạt năng suất cao. Cây tiêu cũng cần được cung cấp phân vô cơ đầy đủ để đảm bảo năng suất và chất lượng. Cũng như nhiều loại cây trồng khác, tiêu cần được bón cân đối, hợp lý các chất N,P,K theo từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau trong năm, ngoài ra cũng cần các chất trung vi lượng khác như Ca, Mg, B, Zn…

Empty

Bón phân đầy đủ giúp cây tiêu không bị suy kiệt nhiều sau khi thu hoạch.

Trong thời kỳ nuôi quả và quả vào chắc, cây tiêu cần được bón phân N,P,K có tỷ lệ khoảng 2-1-2 hoặc có tỷ lệ kali cao hơn đạm một chút. Cần bón 2-3 lần từ lúc nuôi quả đã lớn đến trước lúc thu hoach khoảng 1 tháng, mỗi lần bón 200-250g/gốc tiêu. Các loại phân NPK có công thức 16-8-16 TE, 19-9-19 TE hoặc các công thức tương tự đều có thể bón cho hồ tiêu vào thời kỳ này. Bón phân đầy đủ giúp cây tiêu không bị suy kiệt nhiều sau khi thu hoạch, nhờ vậy có thể giảm bớt hiện tượng ra quả cách năm thường thấy trên cây tiêu.

Phòng trừ sâu bệnh cho tiêu trong thời kỳ nuôi quả

Trong mùa mưa, do ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ cũng cao, là điều kiện thích hợp để các loại bệnh hại phát triển và gây hại nặng. Các đối tượng sâu hại ít nguy hiểm hơn.

Hai loại bệnh hại nguy hiểm trên cây hồ tiêu trong mùa mưa là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora spp. và bệnh chết chậm do tuyến trùng sưng rễ Meloidogyne incognita kết hợp với các loại nấm có sẵn trong đất làm hư hỏng bộ rễ tiêu. Nấm Phytophthora có thể gây hại tất cả các bộ phận khí sinh trên cây tiêu, thân ngầm cây tiêu, chỗ tiếp xúc với mặt đất và cả bộ rễ tơ của tiêu.

Rệp sáp hại rễ cũng là một loại dịch hại nguy hiểm có thể gây hủy diệt cả vườn tiêu. Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại có trong đất, sinh ra từ đất rất khó khăn vì nhiều khi phát hiện được thì đã trễ. Do vậy, để phòng trừ các loại dịch hại sinh ra từ đất như rệp sáp hại rễ tiêu, tuyến trùng hại rễ và bệnh do Phytophthora, phải phòng trừ bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp chứ không thể chỉ dựa vào thuốc hóa học.

Empty

Trong vườn tiêu, không nên làm sạch trắng thảm cỏ.

Để phòng trừ các loại dịch hại này, cần tạo môi trường đất tốt để rễ tiêu phát triển khỏe mạnh, khống chế sự phát sinh, phát triển của các loại dịch hại này. Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phòng trừ có thể kể tới như sau:

- Thoát nước tốt cho vườn tiêu trong mùa mưa, không để nước đọng trong vườn tiêu, trong gốc tiêu. Vun gốc tiêu là một kỹ thuật tốt để tránh đọng nước trong gốc. Việc vun gốc nên thực hiện vào đầu mùa mưa, trong thời gian nắng ráo và hạn chế làm tổn thương rễ tiêu.

- Trồng tiêu bằng cây trụ sống thì mùa mưa cần tỉa tán của cây trụ kịp thời, tạo thông thoáng trong vườn, đặc biệt trong thời kỳ mưa dầm.

- Cắt bỏ dây lươn hay các cành nhánh sát gốc để tạo thông thoáng cho gốc tiêu, cắt tỉa vào những ngày tạnh ráo.

- Duy trì môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có ích cho việc phòng trừ sâu bệnh như tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân bón khoáng cân đối, hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp.

- Sử dụng thường xuyên các chế phẩm sinh học hoặc chế phẩm có chứa vi sinh vật đối kháng để phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng trong đất như: Chế phẩm Chitosan, các chế phẩm có chứa Metarhizium, Paecilomyces, Trichoderma, Pseudomonas…

Trồng tiêu bằng cây trụ sống thì mùa mưa cần tỉa tán của cây trụ kịp thời, tạo thông thoáng

Trồng tiêu bằng cây trụ sống, mùa mưa cần tỉa tán của cây trụ kịp thời, tạo thông thoáng cho vườn. 

- Quản lý cỏ dại trong vườn tiêu một cách thông minh. Không nên thường xuyên làm cỏ trắng trong vườn tiêu, chỉ làm sạch cỏ trong gốc tiêu, giữ lại thảm cỏ hoặc trồng xen cây che phủ giữa 2 hàng tiêu, cắt ngắn thảm phủ để tạo thông thoáng vườn tiêu. Thảm cỏ có tác dụng ngăn chận sự lây lan nhanh của các loại dịch hại trong đất. Các điều tra nghiên cứu đã cho thấy, những vườn tiêu bị rệp sáp hại nặng thường là những vườn luôn làm cỏ trắng cho vườn tiêu.

- Nhổ bỏ, đem ra khỏi lô và tiêu hủy các cây tiêu bị nặng để tránh lây lan. Không trồng lại ngay trên hố vừa nhổ mà chưa qua xử lý, chưa cho cho nghỉ đất.

- Dùng thuốc hóa học khi cần thiết. Dùng thuốc hóa học phải tuân theo nguyên tắc "4 đúng" và chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Tôn Nữ Tuấn Nam
Rộn ràng mua bán trên vùng vải sớm Tân Yên
Rộn ràng mua bán trên vùng vải sớm Tân Yên

Những container vải xuất khẩu đầu tiên của năm 2024 như mang theo niềm vui được mùa, được giá của nông dân vùng vải sớm Tân Yên, Bắc Giang.

DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU
DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU

Những sản phẩm tổng hợp như phở bò chịu sự điều chỉnh của quy định mới (EC) 2022/2292, đòi hỏi công khai, minh bạch nhiều thông tin về xuất xứ, cơ sở chế biến.

Thứ trưởng Hoàng Trung: Nâng cao chất lượng để sầu riêng đứng vững trên thị trường Trung Quốc
Thứ trưởng Hoàng Trung: Nâng cao chất lượng để sầu riêng đứng vững trên thị trường Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh ngày càng lớn ở thị trường Trung Quốc. Vì vậy, nâng cao chất lượng là vấn đề then chốt hiện nay.

Sang Úc học kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt
Sang Úc học kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5.

Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc
Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang nhập khẩu ngày càng nhiều hạt điều Việt Nam. Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn muốn đưa hạt điều đi sâu hơn vào thị trường này.

Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam
Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam

Hơn 500 nhà mua hàng quốc tế đăng ký kết nối giao thương, tìm nguồn hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ... tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024.

‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu
‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador
Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'
Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'

Thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, theo TS Diego Naziri từ Trung tâm Khoai tây quốc tế.

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023
Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha
Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha

HƯNG YÊN Cây địa hoàng trồng 6 tháng sẽ cho thu hoạch, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 250 triệu đồng/ha.