| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 04/10/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 04/10/2018

Chấn chỉnh giáo dục bằng biện pháp tài chính

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, để lấy ý kiến cộng đồng.

Đây là một động thái tích cực nhằm chấn chỉnh thực trạng giáo dục đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc xã hội. Tuy nhiên, biện pháp tài chính không thể nào đắc dụng đối với việc dạy và học hiện nay.

Ảnh minh họa

Dự thảo Nghị định đã nêu một khung giá đáng giật mình: xúc phạm nhân phẩm có thể bị phạt 10-20 triệu đồng, còn xâm phạm thân thể có thể bị phạt 20-30 triệu đồng. Nếu đem đồng tiền ra đo lường thì nhân phẩm được xem nhẹ hơn thân thể chăng? Đối với môi trường giáo dục, thì nhân phẩm còn quan trọng hơn thân thể. Một vết roi hiện hữu dù gây đau đớn cũng không thể để lại di chứng khủng khiếp bằng một lời nói tổn hại danh dự của giáo viên lẫn học sinh. Với những trường hợp đã xảy ra trên thực tế như phụ huynh bắt giáo viên phải quỳ gối trước mặt đồng nghiệp, hoặc giáo viên bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau, mà lại xử phạt hành chính ư? Muốn học đường không bạo lực, phải có những cách giải quyết cứng rắn và hợp lý hơn, chứ đừng áp dựng tư duy kinh tế!

Liên quan đến quyền lợi của người học, Nghị định cho biết sẽ xử phạt 8-15 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa học bạ, sổ điểm, phiếu điểm, làm sai lệch kết quả học tập… thì khác gì chỉ đường mở lối cho sự gian dối. Trong giáo dục, không thể chấp nhận bất kỳ yếu tố mờ ám nào. Nếu bị phạt tiền có thể thay đổi điểm số, thì sẽ có người dùng tiền để mua bán điểm số. Khi phát hiện dấu hiệu đánh tráo kết quả học tập hoặc thi cử thì phải chuyển giao cho cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự.

Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục trình bày những điều khoản giống như xây dựng một mô hình dạy và học kiểu phẫu thuật thẩm mỹ không xâm lấn. Không dao kéo trong phẫu thuật thẩm mỹ thì đơn giản, nhưng không ngược ngạo lấp liếm trong giáo dục lại cực kỳ phức tạp. Có hai câu chuyện mà biện pháp khống chế tài chính không thể nào ngăn chặn triệt để là lạm thu và dạy thêm. Nếu chỉ phạt 15-20 triệu đồng cho hành vi tổ chức thu các khoản sai quy định thì vô số lãnh đạo các trường học sẽ sẵn sàng nộp phạt. Bởi lẽ, mức phạt ấy quá thấp so với những khoản thu mà nhiều đơn vị giáo dục có thể “sáng tác” để người đi học phải “tự nguyện” đóng góp. Mặc khác, nhà trường chỉ cần thông qua hội phụ huynh thì hoàn toàn hợp thức hoá được các loại “sổ vàng”!

Dạy thêm cũng như lạm thu, vẫn sẽ là tệ nạn kéo dài, nếu không có chính sách cải cách tiền lương cho giáo viên! Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về quản lý dạy thêm, khiến ở nhiều địa phương có hiện tượng mai phục để vây bắt quả giáo viên phạm phát quả tang vì mở lớp dạy thêm tại nhà. Bi kịch dở khóc dở cười ấy đến hôm nay được nhấn mạnh “cắt giảm nội dung chương trình ở buổi chính khoá để đưa vào nội dung dạy thêm, hoặc dạy trước chương trình nội dung chính khoá” với mức phạt 5-6 triệu đồng. Hãy nhìn xem, với thu nhập tương đối tốt, giáo viên các trường quốc tế có cần dạy thêm đâu!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm