| Hotline: 0983.970.780

Chi đoàn Thanh niên Cục trồng trọt chung tay cùng đồng bào khó khăn

Thứ Năm 03/03/2016 , 13:15 (GMT+7)

Ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, bà con khi tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ giống ngô mới CP 511 của Cty Cổ phần CP Việt Nam cùng phân bón NPK của Cty CP Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Bắc.

Ngày 3/3, tại xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy (Hòa Bình), Chi Đoàn TNCS HCM Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình, Cty Cổ phần CP Việt Nam, Cty CP Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Bắc... tổ chức lễ triển khai mô hình SX giống ngô mới và tặng quà cho 20 cháu học sinh tiểu học vượt khó học giỏi trên địa bàn.

Tham dự có ông Trần Xuân Định, Cục Phó Cục Trồng trọt, đại diện Sở NN-PTNT Hòa Bình, các Cty và 14 hộ dân tham gia mô hình.

Ông Bùi Văn Xâm, Chủ tịch UBND xã Bảo Hiệu cho biết, diện tích đất SXNN xã có 700 ha, 70% người dân có sinh kế dựa vào NN. Những năm qua, nhờ các chương trình như xây dựng NTM, giảm nghèo 135, tình hình kinh tế, đời sống của người dân có nhiều cải thiện.

Tuy nhiên, do điều kiện SXNN gặp nhiều khó khăn, thiếu nước tưới, tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn tương đối cao với 1.600 hộ, chiếm 36%. Ông Xâm rất vui mừng vì được sự quan tâm, hỗ trợ từ Cục Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hòa Bình và các Cty kinh doanh giống, phân bón.

11-32-47_3
Ông Nguyễn Trọng Hưng, đội 2, xã Bảo Hiệu vui mừng vì sắp được trồng giống ngô mới

Ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, bà con khi tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ giống ngô mới CP 511 của Cty Cổ phần CP Việt Nam cùng phân bón NPK của Cty CP Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Bắc. Ông Định tin tưởng, giống ngô CP 511 là giống ngô tốt, năng suất cao, khi được sự trợ giúp về mặt kỹ thuật, hướng dẫn bà con chu đáo, chắc chắn mô hình sẽ thành công, đem lại lợi nhuận cho người trồng. Sau đó, từ thành công của 14 hộ dân tại Bảo Hiệu, mô hình sẽ được nhân rộng ra nhiều nơi.

Ông Đinh Văn Phóng, Trưởng phòng Kinh doanh Cty Cổ phần CP Việt Nam cho biết, CP 511 là giống ngô mới chính thức được công nhận từ tháng 12/2015. Năng suất tiềm năng của CP 511 đạt khoảng 14 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất thực tế có thể thấp hơn vì phụ thuộc trình độ canh tác của người dân.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Trọng Hưng, đội 2, xã Bảo Hiệu cho biết cảm thấy rất vui mừng vì được các cấp Bộ, ngành địa phương quan tâm giúp đỡ để người dân có điều kiện tăng gia SX, góp phần từng bước xóa đói, giảm nghèo. Thay mặt các hộ dân tham gia, ông Hưng xin hứa thực hiện mô hình theo đúng quy trình kỹ thuật và thời vụ.

Anh Mai Thế Tuấn, Bí thư Chi Đoàn TNCS HCM Cục Trồng trọt chia sẻ, đây là lần đầu tiên thực hiện mô hình giúp đỡ các hộ dân khó khăn nhân dịp tháng thanh niên, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn. Tại Bảo Hiệu, các đơn vị đã hỗ trợ người dân 40 kg ngô giống CP 511 cùng 2 tấn phân bón NPK.

11-32-47_2
Anh Mai Thế Tuấn, Bí thư Chi Đoàn TNCS HCM Cục Trồng trao 20 suất quà cho các cháu học sinh vượt khó học giỏi

“Ngay sau khi nhận giống, phân bón, 14 hộ dân tự chia nhau theo diện tích đăng ký. Trong tuần, cán bộ của Cục Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hòa Bình, Phòng NN-PTNT huyện Yên Thủy sẽ cùng bà con xuống giống, hướng dẫn từng khâu đoạn chăm sóc. Trong từng giai đoạn và đến khi kến thúc mô hình, Chi Đoàn TNCS HCM Cục Trồng trọt sẽ luôn theo dõi và có báo cáo hiệu quả kinh tế”, anh Tuấn cho biết thêm.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất