| Hotline: 0983.970.780

Bayer đồng hành cùng nông dân ĐBSCL và Tây Nguyên phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ Sáu 21/02/2025 , 09:17 (GMT+7)

Bayer mở rộng các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên. Theo đó, 2 sáng kiến phát triển cây trồng chủ đạo được đón nhận nồng nhiệt.

Đoàn công tác đến thăm vườn cà phê của ông Nguyễn An Sơn tại thôn 6, xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk. Ảnh: Thanh Huyền.

Đoàn công tác đến thăm vườn cà phê của ông Nguyễn An Sơn tại thôn 6, xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk. Ảnh: Thanh Huyền.

2 sáng kiến đột phá về nông nghiệp bền vững

Vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Bayer cùng lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã đến thăm vườn cà phê của ông Nguyễn An Sơn tại thôn 6, xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk.

Khu vườn này được Tập đoàn Bayer cùng đối tác chọn làm mô hình mẫu cho Dự án Better Life Farming - Nông nghiệp tiên phong, Nhà nông thịnh vượng (BLF) năm 2025. Dự án Better Life Farming hướng đến đồng hành cùng các nông hộ nhỏ canh tác cây cà phê và sầu riêng tại Tây Nguyên được ra mắt từ tháng 10/2024.

Tại ĐBSCL, Bayer cũng đã cùng các đối tác là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Viện lúa ĐBSCL, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Sài Gòn Kim Hồng… khảo sát thực tế tại ruộng của gia đình ông Đỗ Trí Hùng tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ - nơi triển khai mô hình mẫu ForwardFarming.

Những hoạt động trên nhằm đẩy mạnh triển khai mô hình nông nghiệp bền vững tại hai vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của cả nước. Dự án ForwardFarming được triển khai từ tháng 9/2023.

Bayer cùng các đối tác khảo sát thực tế tại mô hình mẫu ForwardFarming ở xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ vào đầu tháng 2. Ảnh: Thanh Huyền.

Bayer cùng các đối tác khảo sát thực tế tại mô hình mẫu ForwardFarming ở xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ vào đầu tháng 2. Ảnh: Thanh Huyền.

Cả hai sáng kiến đều giúp nhà nông tiếp cận các giải pháp tiên tiến và tư vấn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả canh tác, nâng cao năng lực nhà nông để trở thành những nhà kinh doanh nông nghiệp hiệu quả.

Bayer khuyến khích nhà nông ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại và chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động đến môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Nông nghiệp bền vững tạo đà cho năm 2025

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp và những yêu cầu khắt khe từ thị trường xuất khẩu, những thành tựu mà hai dự án Better Life Farming và ForwardFarming gặt hái được trong năm 2024 mang ý nghĩa to lớn. Đây là nền tảng quan trọng, tạo đà để Bayer Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các đối tác trong chuỗi giá trị cùng bà con nông dân tiếp tục triển khai giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững.

Về ForwardFarming, trong vụ lúa hè – thu, nhà nông phải đối mặt với áp lực dịch hại cao hơn so với vụ đông xuân, thời tiết mưa nhiều gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Áp dụng đồng bộ công nghệ và giải pháp tiên tiến, mô hình ForwardFarming đã phần nào giải quyết được các thách thức này. 

Các kết quả khảo sát, đánh giá trong năm 2024 cho thấy, các bộ giải pháp của ForwardFarming đã giúp giảm 50% lượng giống, 30 - 50% lượng phân đạm trong khi tăng năng suất 13,5% và lợi nhuận 13,1 - 54,9% (thay đổi tùy theo mùa vụ). Sản phẩm thu hoạch đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU (về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trong 5 mùa vụ. Viện Nghiên cứu lúa gạo Cửu Long đánh giá, bộ giải pháp giúp đạt được mức phát thải khí nhà kính thấp hơn tới 24,7% và tiết kiệm 50% nước.

Trong khuôn khổ dự án, Bayer Việt Nam cùng các đối tác trong chuỗi giá trị đã tổ chức gần 100 buổi tập huấn chia sẻ kinh nghiệm, giúp 4.500 nông dân tiếp cận với kiến thức và giải pháp nông nghiệp tiên tiến.

Với dự án Better Life Farming, việc tập trung hỗ trợ nông dân trồng sầu riêng và cà phê dù chỉ mới triển khai chưa lâu nhưng đã cho nhiều thành tựu lớn. Đánh giá tại 2 vườn sầu riêng mô hình tại Đắk Nông trong năm qua cho thấy các giải pháp bảo vệ cây trồng tích hợp của Bayer đã giúp giảm 80 - 90% sâu bệnh, tăng 20% năng suất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Nguyễn An Sơn (giữa) chia sẻ việc ứng dụng canh tác theo các giải pháp từ Dự án Better Life Farming. Ảnh: Thanh Huyền.

Ông Nguyễn An Sơn (giữa) chia sẻ việc ứng dụng canh tác theo các giải pháp từ Dự án Better Life Farming. Ảnh: Thanh Huyền.

Dự án còn thành lập các trung tâm dịch vụ nông nghiệp Better Life Farming do các doanh nghiệp địa phương điều hành, hoạt động như một nơi cung cấp các giải pháp nông nghiệp toàn diện cho nông dân, bao gồm kiến thức, tư vấn kỹ thuật, thông tin thị trường và mục tiêu trong lai là hỗ trợ kết nối nhà nông với chuỗi giá trị nông nghiệp.

Ông Nguyễn An Sơn, chủ vườn cà phê tại Đắk Lắk kể, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến canh tác cà phê. Đơn cử, vụ thu hoạch năm 2024, dù đáp ứng đủ nguồn nước song nắng hạn gay gắt và sâu bệnh đầu mùa khiến sản lượng cà phê bị sụt giảm. Khi tham gia vào dự án Better Life Faming, ông được hướng dẫn áp dụng các giải pháp nông nghiệp tiên tiến, giúp tiết kiệm nước, quản lý sâu bệnh và dinh dưỡng trên cây trồng hiệu quả.

Ông Sơn cho biết vườn của ông đang sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, bón phân và sử dụng thuốc BVTV khoa học, đúng ngày giờ qua hệ thống này, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên hiệu quả tốt hơn, ít hao hụt và phát tán ra môi trường.

Với những thành tựu đã đạt được, ông Sơn đang hy vọng năng suất vụ mùa năm 2025 sẽ tăng gấp rưỡi so với năm trước.

Bà Natasha Santos - Giám Đốc Chiến lược bền vững toàn cầu, Tập đoàn Bayer (bìa trái) chia sẻ cảm xúc khi tham quan mô hình mẫu thuộc dự án Better Life Farming. Ảnh: Thanh Huyền.

Bà Natasha Santos - Giám Đốc Chiến lược bền vững toàn cầu, Tập đoàn Bayer (bìa trái) chia sẻ cảm xúc khi tham quan mô hình mẫu thuộc dự án Better Life Farming. Ảnh: Thanh Huyền.

Bà Natasha Santos, Giám đốc Chiến lược bền vững toàn cầu (Tập đoàn Bayer) chia sẻ: "Mục tiêu toàn cầu của chúng tôi là thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền nông nghiệp tái sinh với các giải pháp canh tác bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ các nguồn tài nguyên, đồng thời nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.

Để làm được điều này, chúng tôi nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện và tập quán canh tác đặc thù của từng địa phương để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho những thách thức mà nhà nông địa phương đang phải đối mặt”.

Bà Natasha cũng nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng và vai trò của hợp tác công - tư trong việc triển khai các dự án nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân như Bayer Việt Nam với các cơ quan, tổ chức công như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), Viện lúa ĐBSCL và sự góp sức của các đối tác trong chuỗi giá trị mang đến sức mạnh to lớn.

Các nguồn lực, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến, thế mạnh của các bên sẽ giúp triển khai hiệu quả các mô hình canh tác bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong năm 2025 và xây dựng một tương lai bền vững cho nông nghiệp.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Tây Ninh phân bổ 58.400 liều vacxin lở mồm long móng

Tây Ninh có tổng đàn gia súc tương đối lớn. Nhằm chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất