| Hotline: 0983.970.780

Chợ tiền tỷ ở xã miền núi xây xong rồi bỏ hoang vài năm nay

Thứ Năm 16/02/2017 , 07:40 (GMT+7)

Là xã miền núi, xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đầu tư xây chợ tiền tỷ để phục vụ nhu cầu giao thương buôn bán của người dân. Sau khi xây xong chợ, đầu năm 2016 xã long trọng đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Thế nhưng, từ khi chợ xây xong đến nay, vẫn không có người họp, bất đắc dĩ chính quyền phải “đóng cửa cài then” suốt thời gian qua.

20-17-54_1
Chợ xã Yên Khê được đầu tư tiền tỷ nhưng không có người họp
 

Bởi trong các tiêu chí xây dựng NTM, thì chợ là một trong những hạng mục quan trọng, việc đầu tư xây dựng chợ, nơi ít thì hàng trăm triệu, nhiều thì tiền tỷ, có chợ xây dựng tốn cả chục tỷ đồng... Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra hiện nay, đó là chợ xã Yên Khê sau khi xây xong thì không có người họp và bỏ hoang.

Theo tìm hiểu, năm 2012, xã Yên Khê được đầu tư xây dựng chợ ở bản Tờ, nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương có nơi kinh doanh, buôn bán. Công trình được đầu tư 1,1 tỷ đồng, trên diện tích gần 2.000m2, với 3 dãy nhà, do UBND xã làm chủ đầu tư.

20-17-54_2
Việc đầu tư không mang lại hiệu quả, gây ra sự lãng phí tiền tiền của

 

Sau một năm thi công, công trình sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng, hứa hẹn sẽ là nơi buôn bán nhộn nhịp của người dân địa phương cũng như người dân các xã lân cận. Thế nhưng, từ khi chợ xây xong đến nay, vẫn không có người họp, bất đắc dĩ chính quyền phải “đóng cửa cài then” suốt thời gian qua.

Mặc dù chợ xã Yên Khê nằm ở vị trí trung tâm của xã, cách QL7 chừng 3km, và nằm trên các trục đường nối với các xã lân cận bằng đường trải nhựa, thuận tiện cho việc đi lại buôn bán, thế nhưng chợ vẫn không có người vào buôn bán.

Một người dân sống gần khu chợ này cho hay: “Do bà con chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ, nên có thói quen ngồi họp chợ ngay bên đường hay trước nhà mình. Chứ chẳng mấy ai tới chợ. Hơn nữa, giờ vào họp chợ còn phải đóng phí, trong khi buôn bán nhỏ như dân chúng tôi một ngày có lờ lãi là bao mà họp chợ rồi đóng phí”.

Theo quan sát, cả khu chợ gần như đã đóng cửa từ lâu nay, phía trong chợ là 3 dãy ki-ốt được lợp tôn theo lối dài, trông khá thoáng mát, sạch sẽ, thế nhưng tuyệt nhiên không dấu hiệu nào cho thấy việc mua bán bán hàng ở đây. Chứng kiến những hình ảnh, hoạt động nơi đây mới thấy sự lãng phí của công trình tiền tỉ khi không phát huy tác dụng.

20-17-54_3
Chỉ có một cửa hàng bán vật tư nông nghiệp mới được chính quyền xã cho “mượn” để kinh doanh

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.