| Hotline: 0983.970.780

Chơi trội hơn bầu Đức

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:11 (GMT+7)

Bầu Đức nằm trong số ít những ông bầu chịu chơi của bóng đá Việt Nam, luôn sẵn sàng móc hầu bao cho công tác đào tạo trẻ, nhưng so với tỷ phú Zaw Zaw của Myanmar,bầu Đức vẫn chưa thể sánh bằng.

Bạo chi gấp 10 bầu Đức

Nổi tiếng chịu chơi nhất nhì Việt Nam, bầu Đức chưa bao giờ tiếc tiền khi làm bóng đá. Theo con số thống kê cuối mùa giải trước, Chủ tịch Tập đoàn HAGL mỗi năm rót đều đặn gần 50 tỷ đồng (hơn 2 triệu USD) để nuôi 4 đội gồm: đội một HAGL dự V-League, 3 khóa Học viện Arsenal JMG, và một lớp tuyển trẻ U19 được tập trung.

Bầu Đức đã chịu chơi nhưng tỷ phú Zaw Zaw của Myanmar còn chịu chơi… gấp 10. Trong một bài viết trên trang chủ của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) năm 2013 có một thống kê rất đáng chú ý: Zaw Zaw dành hẳn 2 triệu USD mỗi tháng để chi cho các hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Myanmar (MFF), kể từ khi ông bắt đầu làm Chủ tịch MFF lần thứ hai năm 2009.

Nếu như bầu Đức mới chỉ tham gia các hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chừng gần nửa năm nay thì Zaw Zaw đã giữ trọng trách từ gần chục năm trước. Theo một thống kê không chính thức từ MFF, vị tỷ phú sinh năm 1967 đã “ném” ngót nghét hơn 100 triệu USD vào bóng đá Myanmar.

Không chỉ chơi “một mình một sân”, Zaw Zaw còn liên tục kêu gọi những nguồn đầu tư khác cho bóng đá xứ chùa vàng. Chính vị Chủ tịch này đã kêu gọi FIFA rót 2 triệu USD đầu tư xây bốn học viện bóng đá lớn tại Yangon, Mandalay, Pathein và Taunggyi.

Phát biểu trên tờ Myanmar Times, Zaw Zaw thừa nhận: “Mỗi năm MFF phải đầu tư tiền cho ít nhất sáu đội tuyển thi đấu quốc tế. Cũng có những sự tài trợ từ FIFA và các đối tác nhưng hầu như chẳng thấm tháp gì. Hầu hết ngân sách đều lấy từ tiền túi của tôi”.

Zaw Zaw là ai?

Zaw Zaw có thể còn xa lạ với người dân Việt Nam, nhưng với bóng đá Myanmar nói riêng và bóng đá châu Á nói chung, tên tuổi của ông đã nổi như cồn. Ông hiện là thành viên Ban điều hành AFC, Chủ tịch Ban tổ chức các giải đấu trẻ của AFC, và là người góp công chính đưa vòng chung kết U19 châu Á về Myanmar.

Trên khía cạnh tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Max Myanmar Group (MMG) “vô đối” về khoản kiếm tiền. Theo ước tính của Tạp chí Forbes, doanh thu hằng năm của MMG lên tới 500 triệu USD - số tiền đủ sức nuôi Liên đoàn Bóng đá nước này “sống khỏe” trong vòng 20 năm.

17-34-36_nh-3
Zaw Zaw bên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter

Zaw Zaw không thiếu tiền, và cách làm bóng đá của ông cũng thể hiện điều ấy. Thay vì “ăn xổi” như phần lớn các ông bầu nước ta, vị tỷ phú người Myanmar chú trọng vào việc xây dựng một hệ thống bóng đá rộng khắp cả nước. Theo Liên đoàn Bóng đá Myanmar, số trung tâm đào tạo trẻ tại nước này đang nhiều hơn cả Việt Nam. Tất cả đều nhờ công của Zaw Zaw.

Một thành công khác của người đàn ông yêu bóng đá này, đó là ông đang dần hiện thực hóa mô hình xã hội hóa thể thao. Rất nhiều Cty lớn ở Myanmar đã nhận trách nhiệm “đỡ đầu” những trung tâm đào tạo trẻ, tiêu biểu là Ooredoo - một Cty viễn thông có doanh thu hằng năm lên đến 9 tỷ USD.

Những cố gắng của Zaw Zaw đã cho ra trái ngọt khi bóng đá trẻ Myanmar có bước tiến bộ vượt bậc. Đội U19 Myanmar lọt vào bán kết giải U19 châu Á và giành suất dự giải U20 thế giới. Đội Olympic Myanmar lọt vào trận chung kết SEA Games 26, và chỉ chịu thua đội chủ nhà Olympic Indonesia trên chấm phạt đền.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm