| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch nước 'gợi ý', Lạng Sơn cần phát triển nông nghiệp thông minh

Thứ Năm 04/11/2021 , 05:44 (GMT+7)

Chủ tịch nước định hướng cho tỉnh Lạng Sơn phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột là kinh tế cửa khẩu - kinh tế du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh...

Chiều 3/11, trong chương trình tham dự Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN)

Báo cáo với Chủ tịch nước cùng đoàn công tác, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, cho biết tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết liệt và linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành; vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời triển khai các chính sách bảo đảm an sinh cho nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 6,3% (mục tiêu là 7 - 7,5%); GRDP bình quân đầu người đạt 46,5 triệu đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 10 tháng tăng 52,7% so với cùng kỳ, đạt 112% kế hoạch (đạt 3.450 triệu USD).

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 24/10/2021 là 1.863 tỷ đồng; dự ước hết năm 2021, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa đạt 90,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 ước tăng 5,61% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 ước thực hiện lần đầu tiên đạt 10.058,2 tỷ đồng, đạt 172,4% dự toán, tăng 39,8%. Dự ước năm 2021 có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và nghe báo cáo về hoạt động quản lý kinh tế, trao đổi thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị Lạng Sơn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và nghe báo cáo về hoạt động quản lý kinh tế, trao đổi thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị Lạng Sơn.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự đoàn kết thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng nêu rõ một số hạn chế của tỉnh Lạng Sơn: tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn chưa thật sự bền vững, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, thu ngân sách lớn nhưng thu nội địa còn quá thấp; một bộ phận người dân sản xuất mang tính tự cung, tự cấp còn cao, nhiều thế mạnh chưa được phát huy, chưa tạo được động lực tăng trưởng, có sức lan tỏa lớn, đặc biệt là khu kinh tế cửa khẩu và du lịch.

Gợi ý một số định hướng cho Lạng Sơn trong thời gian tới, Chủ tịch nước nêu rõ Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, có mối quan hệ lịch sử, lâu dài, nên việc xây dựng biên giới hòa bình, thông suốt, ổn định và phát triển giữa hai nước là hết sức quan trọng, đề nghị các ban, ngành chức năng và tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục đề cao trách nhiệm trong việc thiết lập, gìn giữ và phát huy mối quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với tỉnh Quảng Tây và các lực lượng chức năng của Trung Quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các ngành, lĩnh vực; tăng cường phối hợp bảo đảm thông suốt khu vực cửa khẩu, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Đề cập các thế mạnh của Lạng Sơn như có vị trí thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư, kinh tế cửa khẩu, tiềm năng lớn về du lịch với hơn 600 di tích lịch sử, tiềm năng nông nghiệp với nhiều sản phẩm nổi tiếng đặc trưng của địa phương, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh cần có các nghị quyết chuyên đề tập trung phát huy, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, phục vụ phát triển kinh tế -xã hội. Trong bối cảnh dịch bệnh, việc mở cửa phải đi liền với phòng, chống dịch Covid-19, tuyệt đối không lơ là, đẩy mạnh hơn tiêm phủ vaccine.

Chủ tịch nước cũng lưu ý cần có cơ chế liên kết các tỉnh biên giới tạo ra tuyến hành lang kinh tế phát triển mạnh dọc tuyến biên giới, chú trọng phát triển kinh tế mạnh, có quy mô; có khát vọng xây dựng thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu lớn mạnh, phát triển để góp phần giải quyết tốt mối quan hệ song phương, tạo tiềm lực an ninh quốc phòng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tỉnh Lạng Sơn cần tập trung nguồn lực, vốn đầu tư, nhân lực, chính sách, con người cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột kinh tế của Lạng Sơn đó là kinh tế cửa khẩu - kinh tế du lịch bền vững, nông nghiệp thông minh gắn với công nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm năng tài chính mạnh, năng lực quản trị; tận dụng ưu thế đất rộng, người thưa phát triển trồng rừng, cây ăn quả, phát huy giá trị nông sản địa phương. Bên cạnh đó, cần quan tâm chính sách an sinh xã hội, nhất là chất lượng y tế, giáo dục, thu hút người dân đến sinh sống và làm việc khu vực cửa khẩu biên giới.

Xem thêm
Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.