| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 21/12/2012 , 10:16 (GMT+7)

10:16 - 21/12/2012

Chưa hẳn là tối ưu!

Trên lý thuyết thì việc “rót” hàng trăm nghìn tỷ đồng sẽ làm thị trường BĐS đang “đóng băng” có thể “ấm” hơn, thậm chí là “tan băng”...

Tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ cung ứng khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu mà chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) trong năm 2013 khiến dấy lên lo ngại không biết việc làm này sẽ “cứu” BĐS hay gián tiếp “giết” nền kinh tế?!

Tại cả hai hội thảo tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS diễn ra ở Hà Nội và TP.HCM trong tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đều “hứa” sẽ xử lý nợ xấu ngân hàng, hay nói cách khác là xử lý nợ xấu của ngành BĐS bằng cách “bơm” hàng trăm nghìn tỷ đồng vào thị trường này trong năm 2013 nếu được Chính phủ cho phép.

Thậm chí, người đứng đầu cơ quan tiền tệ quốc gia còn tuyên bố: “Nếu Chính phủ đồng ý, NHNN sẽ chi ngay 20.000 - 40.000 tỷ đồng để đối tượng có thu nhập thấp vay tiền mua nhà với lãi suất 8%/năm, thời hạn 5 - 10 năm”.


Ảnh minh họa

Trên lý thuyết thì việc “rót” hàng trăm nghìn tỷ đồng sẽ làm thị trường BĐS đang “đóng băng” có thể “ấm” hơn, thậm chí là “tan băng” nếu như được kết hợp cùng nhiều biện pháp hiệu quả khác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy việc NHNN dồn tiền vào cứu thị trường BĐS chẳng khác nào hành động “bóp cổ” các ngành nghề khác trong xã hội.

Hiểu một cách nôm na thì tổng lượng vốn của toàn xã hội trong một thời điểm nhất định là hữu hạn. Tại thời điểm kinh tế vĩ mô ổn định thì số vốn nằm trong mỗi ngành sản xuất - dịch vụ - tiêu dùng là cân bằng so với nhu cầu sử dụng vốn của ngành đó. Vậy nên, số tiền mà NHNN “rót” vào BĐS càng nhiều bao nhiêu thì lượng vốn dành cho các lĩnh vực khác càng... teo tóp bấy nhiêu. Khi lượng vốn đầu tư giảm sút, hàng triệu các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã... chẳng những không thể phát triển mà còn thụt lùi vì không có tiền đầu tư trang thiết bị, máy móc, cải tiến chất lượng, trả lương nhân viên... Hậu quả tất yếu là các ngành sản xuất, kinh doanh sẽ “ốm” dần và có thể “đột tử” bất kỳ lúc nào.

Việc bắt các ngành khác “chết” thay có phải là điều nên làm hay không khi mà xét về bản chất, thì BĐS là ngành “tiêu tiền” còn các ngành sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ mới là những ngành “kiếm tiền” về cho đất nước?

Sở dĩ nói BĐS là ngành “tiêu tiền” vì thực tế cho thấy, những đồng tiền sau khi được “ném” vào thị trường BĐS và trở thành đất, nhà cửa, chung cư, biệt thự… đều bị coi như đã “chết” vì không còn khả năng tạo thêm giá trị. Cũng những đồng tiền đó, nhưng nếu được đưa vào sản xuất lưu thông thì sẽ trở thành hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… phục vụ cho nhu cầu người dân trong nước, để xuất khẩu và làm giàu cho quốc gia.

Bởi vậy, việc tập trung “tiêu tiền” khi đất nước còn khó khăn, người dân còn nghèo khó mà kém quan tâm tới việc “kiếm tiền” rõ ràng không phải là một quyết định tối ưu.

Hơn thế nữa, nếu nhìn lại việc Bộ Tài chính từng phải đề xuất hoãn tăng lương cơ bản do ngân sách gặp khó khăn hay việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngậm ngùi vì tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong năm 2013 chỉ có 180.000 tỷ đồng thì mới thấy việc NHNN cam kết chi tới 150.000 tỷ đồng để “cứu” một thị trường đang hút kiệt mọi nguồn lực của nền kinh tế là hành động “tiêu hoang” đến cỡ nào!

Và nếu hành động “tiêu hoang” đó của NHNN được Chính phủ ủng hộ, thông qua thì không biết trước khi ngành BĐS được “cứu” sẽ có bao nhiêu ngành, nghề khác đã phải “chết” oan?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm