| Hotline: 0983.970.780

Chương trình 'Cùng em tới lớp' tặng xe đạp cho học sinh vùng khó khăn của Lai Châu

Chủ Nhật 10/11/2019 , 21:02 (GMT+7)

Ngày 10/11, Chương trình "Cùng em tới lớp" do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) thực hiện đã tặng 100 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó của huyện Sìn Hồ và Nậm Nhùn (Lai Châu). 

Những em học sinh Trường THCS Nậm Pì (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) phấn khởi khi được nhận quà là chiếc xe đạp. Ảnh: Lê Tuấn.
 
Tại Trường THCS Chăn Nưa (huyện Sìn Hồ, Lai Châu), 50 học sinh nghèo vượt khó của trường đã được nhận 50 chiếc xe đạp từ chương trình.  
 
Em Lò Ngọc Hoàng (lớp 6B) có hoàn cảnh rất khó khăn, bố em đau yếu nhiều năm nay không có khả năng lao động. Em Hoàng xúc động chia sẻ, có chiếc xe em có thể chủ động tự đến trường để không làm mất thời gian của mẹ. Mẹ còn đi làm, không phải đưa đón em tới lớp... 
 
Chương trình tặng xe đạp cho 50 em học sinh Trường THCS Chăn Nưa (huyện Sìn Hồ, Lai Châu). Ảnh: Lê Tuấn.
 
Ông Lê Thanh Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, cảm ơn Báo Nông Nghiệp Việt Nam và Quỹ Thiện Tâm không quản đường xá xa xôi đã đến động viên các em học sinh vùng cao khó khăn ở Sìn Hồ, trao những phần quà có ý nghĩa, thiết thực.
 
Đặc biệt là những chiếc xe đạp này hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em tới lớp, giúp các em nỗ lực phấn đấu hơn trong học tập.
 
Chiều cùng ngày, chương trình cũng đã trao tặng 50 chiếc xe đạp cho 50 em học sinh tại Trường THCS Nậm Pì (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu). 
 
Ông Hà Văn Sơn, Phó Chủ tịch huyện Nậm Nhùn, đánh giá đây hoạt động hết sức ý nghĩa của Báo Nông nghiệp Việt Nam và Quỹ Thiện Tâm. Với trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển giáo dục vùng cao.
 
Ông Sơn cho biết, các em học sinh ở trường đa số là người dân tộc Mảng, điều kiện, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trên 90% các em di chuyển từ nhà tới trường là bố mẹ đưa đón hoặc các em tự đi bộ. Và với những chiếc xe đạp, các em có thể tự di chuyển từ nhà đến trường và ngược lại, cũng để giảm bớt thời gian của cho cha mẹ các em.
 
Ông Sơn hy vọng chương trình sẽ có sức lan toả tới nhiều các địa phương khác và mong rằng nhiều học sinh có hoàn cảnh khăn sẽ được món quà của Báo Nông nghiệp Việt Nam và Quỹ Thiện Tâm trong thời gian tới.
 
Các học sinh Trường THCS Nậm Pì (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) nhận xe đạp từ chương trình "Cùng em tới lớp". Ảnh: Lê Tuấn.

Thay mặt chương trình, ông Vũ Minh Việt - Phó TBT Báo Nông nghiệp Việt Nam đã cảm ơn Sở GD-ĐT, lãnh đạo huyện, xã và các thầy cô giáo tạo điều kiện cho chương trình thể hiện tấm lòng với các em học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn như ở huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn (Lai Châu). Và mong rằng với những chiếc xe đạp sẽ giúp các em thuận tiện hơn khi tới trường, qua đó động viên các em phấn đấu học tập tốt để trở thành những con người có ích cho xã hội.

"Cùng em tới lớp" là chương trình thường niên do Báo Nông nghiệp Việt Nam và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phối hợp tổ chức thực hiện. Chương trình đã tặng hàng ngàn xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó khắp cả nước. Năm học 2019-2020 chương trình được triển khai tại 5 tỉnh gồm Hoà Bình, Lai Châu, Thanh Hoá, Bắc Kạn, Quảng Ninh với tổng số 500 chiếc xe đạp.

Dưới đây là một số hình ảnh Chương trình "Cùng em tới lớp" đến với các em học sinh vùng khó khăn của Lai Châu:

 
 
 
 

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.