| Hotline: 0983.970.780

'Chương trình khí sinh học là một dự án rất thành công'

Thứ Năm 08/10/2020 , 10:37 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Anh Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chương trình khí sinh học là một dự án rất thành công.

Hội thảo Tổng kết Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam diễn ra sáng 8/10 tại tỉnh Thanh Hóa.

Báo cáo kết quả Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam tại hội nghị diễn ra sáng 8/10 được tổ chức ở Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Báo cáo kết quả Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam tại hội nghị diễn ra sáng 8/10 được tổ chức ở Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

“Chúng ta đang thực hiện giai đoạn 3 của dự án và đã có gần 180 nghìn công trình khí sinh học, được đánh giá rất cao thông qua 3 giải thưởng Quốc tế. Dự án sẽ kết thúc vào cuối năm nay nhưng Bộ đã chỉ đạo và mong muốn SNV, ban quản lý dự án tìm nguồn để tiếp tục duy trì chương trình” – ông Nguyễn Anh Minh cho biết.

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam khởi đầu từ năm 2003 do Cục Chăn nuôi là chủ đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản, tổ chức phát triển Hà Lan SNV và Quỹ Phát triển năng lượng Endev là nhà tài trợ. 

Đây là dự án có thời gian thực hiện dài nhất tại Việt Nam; các hoạt động triển khai ở hầu hết các tỉnh; là dự án giảm phát thải các bon lớn nhất thế giới theo cơ chế tiêu chuẩn vàng tự nguyện; được vinh danh 3 giải thưởng quốc tế. Đây cũng là dự án nguồn vốn được sử dụng đầu tư vào công nghệ khí sinh học từ người dân, nguồn viện trợ phát triển, ngân sách Nhà nước, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và thu từ bán tín chỉ các bon với tỷ trọng nguồn vốn tăng dần.

Mục tiêu dự án hướng tới là phát triển thị trường về công nghệ khí sinh học, góp phần xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượng sạch và phân bón hữu cơ, giảm việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính; hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách, quy định trong sản xuất chăn nuôi, quản lý môi trường và phát triển kinh tế xã hội.

Một trong những hoạt động cơ bản của dự án là tập trung vào đào tạo tập huấn kỹ thuật viên về kiểm soát chất lượng công trình, cho thợ xây về xây dựng công trình khí sinh học chất lượng cao và hướng dẫn sử dụng công trình đúng cách cho người dân. 

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển lĩnh vực tư nhân về khí sinh học, dự án vẫn duy trì hỗ trợ tài chính cho các hộ dân huyện nghèo 30a xây dựng công trình khí sinh học với mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/công trình/hộ dân.

Tính từ năm 2003 đến tháng 8 năm 2019, dự án đã hỗ trợ xây dựng và lắp đặt trên 173 nghìn công trình khí sinh học, cung cấp đào tạo tập huấn cho khoảng 800 cán bộ kỹ thuật viên tỉnh và huyện; hơn 1.800 thợ xây, thợ lắp và 173 nghìn hộ gia đình sử dụng công trình tại 55 tỉnh thành.

173 nghìn hộ gia đình sử dụng công trình khí sinh học tại 55 tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Võ Dũng.

173 nghìn hộ gia đình sử dụng công trình khí sinh học tại 55 tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Võ Dũng.

Dự án thực hiện theo hướng phát triển tín chỉ các bon và đã phát hành trên 2,3 triệu tín chỉ các bon theo cơ chế tiêu chuẩn vàng tạo nguồn doanh thu mới để tái đầu tư vào các hoạt động dự án. 

Khoảng 200 tổ thợ xây, thợ lắp đã thành công khi thực hiện cơ chế cơ chế tài chính dựa vào kết quả. Với công trình khí sinh học, hàng triệu người đã tránh được mức độ ô nhiễm sức khỏe từ việc sử dụng sinh khối làm chất đốt cho việc đun nấu.

Đánh giá về dự án, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, thành công của dự án là nhờ Việt Nam đã đi đúng hướng: “Thành công của chúng ta là nhờ đặt ra mục tiêu đúng, nội dung đúng, công nghệ phù hợp, cách triển khai khoa học và khả thi. 

Đặc biệt, đối tượng chúng ta hướng tới rất phù hợp, đó là chăn nuôi nông hộ. Tại thời điểm khởi phát dự án, chăn nuôi nông hộ chiếm 70-80% và nay vẫn chiếm tỷ lệ 50% trong tổng thể nền chăn nuôi Việt Nam", ông Dương cho hay.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.