| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết triệt để chất thải nhờ công trình khí sinh học

Thứ Ba 16/07/2019 , 08:42 (GMT+7)

Với đàn heo gần 400.000 con, chất thải chăn nuôi ở huyện Hoài Ân (Bình Định) từng là vấn nạn.

08-33-20_dscn2227
Chất thải chăn nuôi được xử lý thành chất đốt phục vụ sinh hoạt.

Thế nhưng từ khi được dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học (CTKSH), chất thải chăn nuôi đã được giải quyết triệt để và tạo ra nguồn nhiên liệu, chất đốt sạch.

Là một trong những hộ đầu tiên ở Hoài Ân xây dựng CTKSH, ông Nguyễn Văn Năm ở xã Ân ường Tây, chia sẻ: “Gia đình tôi thường xuyên nuôi 3 heo nái sinh sản và 100 heo thịt. Năm 2015, sau khi dự các lớp tập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi và được Dự án LCASP của tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng, tôi đầu tư thêm 10 triệu đồng xây dựng CTKSH.

Từ đó, chất thải chăn nuôi được xử lý thành chất đốt; nước thải sau khi xử lý được sử dụng để tưới rau phục vụ chăn nuôi. Nhờ vậy, gia đình tôi có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi, ngoài ra, mỗi tháng gia đình tôi còn tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng tiền mua gas và các chất đốt khác”.

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ dự án LCASP, huyện Hoài Ân còn hỗ trợ thêm cho người chăn nuôi 1 triệu đồng để xây dựng CTKSH. Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, phong trào chăn nuôi ở Hoài Ân phát triển mạnh, nên chất thải ra môi trường là rất lớn. Thời gian qua, Hoài Ân đã triển khai nhiều biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn, trong đó có việc hỗ trợ cho người dân xây dựng CTKSH.

“Đến nay, đã có 1.400 chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi ở Hoài Ân xây dựng CTKSH. Các công trình này đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững. Qua đó, giúp địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới”, ông Khúc cho biết.

Đặc biệt, một số hộ dân còn sử dụng khí gas từ CTKSH để phát điện phục vụ sinh hoạt. Ví như hộ ông Nguyễn Long Vũ Bảo ở thôn Đại Hòa, xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn). ư

“Lượng nước thải, chất thải hàng ngày từ 10 heo nái và 100 heo thịt là rất lớn, đủ điều kiện để tôi xây dựng CTKSH quy mô vừa và sử dụng khí gas làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Đầu năm 2018, tôi đã đầu tư xây dựng CTKSH có dung tích hơn 50m3 và mua, lắp đặt động cơ phát điện công suất 5,5kVA với tổng chi phí 140 triệu đồng, trong đó dự án LCASP của tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng. ư

Từ khi máy phát điện sử dụng nhiên liệu khí sinh học hoạt động, tôi không còn phải tốn tiền mua chất đốt, và không phải chi trả tiền điện hàng tháng. Nước thải sau khi được xử lý, còn sử dụng để tưới hoa màu phục vụ đàn heo và 10 con bò, thu nhập do tiết kiệm cũng tăng theo”, ông Bảo nói.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTN Bình Định, từ năm 2014 đến nay, tỉnh này đã xây dựng được 8.800 CTKSH, trong đó có 4 công trình có chức năng phát điện. CTKSH đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM.

“Dù dự án LCASP đã kết thúc, ngành chức năng và chính quyền các địa phương vẫn tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cho người dân xây dựng thêm 1.060 CTKSH. Bên cạnh đó, tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn phương pháp vận hành, quản lý CTKSH và chất thải, nước thải trong chăn nuôi”, ông Hùng nói.

“Bình Định ưu tiên hỗ trợ xây dựng CTKSH tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như: Hoài Ân, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn và các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2019.

Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác tư vấn cho người dân lựa chọn công nghệ và mẫu CTKSH phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi.

Mặt khác, ngành nông nghiệp còn lồng ghép các hoạt động của dự án LCASP với các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh, gắn với chương trình xây dựng NTM, đảm bảo quản lý toàn diện chất thải trong chăn nuôi”, ông Đào Văn Hùng chia sẻ.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Tạo cú hích cho Đề án 1 triệu ha lúa trong vụ đông xuân 2024-2025

Vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều giải pháp, mô hình đồng bộ sẽ được triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.